Showing posts with label Viêm dạ dày. Show all posts
Showing posts with label Viêm dạ dày. Show all posts

Friday, April 11, 2014

Điều trị viêm dạ dạ dày do HP gây ra

Một trong những dấu hiệu nhận biết dễ nhất của viêm dạ dày do HP gây nên cần chú ý và dễ phát hiện nhất là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Việc nhiễm HP lâu dài có thể làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của thành dạ dày đối với acid. Trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, các bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc kháng axit để giảm tác dụng của axit trong dạ dày có thể gây hại lên thành của dạ dày. Có hai loại thuốc phổ biến được dùng. Loại đầu là loại thuốc chống axit H2 với các thuốc quen thuộc như Zantac, Pepcid, Tagamet. Loại thứ hai mạnh hơn bao gồm các thuốc như omeprazole hay tên thuốc hiệu là Prilosec, thuốc lansoprazole hay có tên hiệu là Prevacid, thuốc esomeprazole hay tên hiệu là Nexium.

Điều trị viêm dạ dạ dày do HP gây ra.


Tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng loại bỏ hẳn HP khỏi môi trường dạ dày. Vì vậy khi ngừng thuốc, bệnh vẫn quay trở lại. Để điều trị dứt hẳn HP, các bác sĩ thường phải kê thêm đơn thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh phổ biến dùng cho viêm loét dạ dày do HP bao gồm amoxicillin (hay còn gọi là Amoxil), clarithromycin (hay còn gọi là Bianxin), thuốc metronidazole (hay còn gọi là Flagyl), và thuốc tetracycline. Nói về liệu pháp điều trị loại bỏ HP khỏi dạ dày, bác sĩ Paul Choi cho biết:

Thường để điều trị HP thì cần mất 2 tuần trị liệu. Điều trị bao gồm thuốc kháng acid, và 2 loại kháng sinh khác nhau trong 2 tuần. Hiệu quả của việc điều trị cho thấy 85 đến 90% các ca không còn HP. Không chỉ bạn giảm được nguy cơ bị các bệnh dạ dày mà các số liệu chứng minh cho thấy việc không còn HP cũng giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Tuy nhiên việc điều trị viêm dạ dày do HP gây nên cũng gặp những khó khăn nhất định vì khả năng kháng thuốc của loại vi khuẩn này. Chính khả năng kháng thuốc này đã làm hiệu quả điều trị bệnh giảm. Các nghiên cứu cho thấy việc kháng thuốc này thường xảy ra với các bệnh nhân đã từng được điều trị với kháng sinh clarithromycin, erythromycin hay metronidazol trước kia. Chính vì vậy mà có những trường hợp bác sĩ phải kê đơn nhiều loại kháng sinh một lúc kết hợp với thuốc chống acid trong quá trình điều trị.

Có những bác sĩ sau khi điều trị xóa bỏ HP cho bệnh nhân, muốn xác định chắc chắn kết quả tốt, sẽ yêu cầu bệnh nhân thử hơi thở hoặc thử phân để xác định. Việc nội soi dạ dày để xét nghiệm trong trường hợp này là không cần thiết, còn thử máu thì không chính xác vì thường phải mất nhiều tháng trước khi có kết quả chính xác. Những bệnh nhân không hết HP, thường phải được điều trị với một kết hợp thuốc khác lúc đầu.

Hiện vẫn còn tồn tại những tranh cãi xung quanh việc có nên điều trị dứt hẳn HP cho cả những người nhiễm HP nhưng không có dấu hiệu viêm loét dạ dày. Hiện các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất việc điều trị hết hoàn toàn HP có thể cải thiện chứng khó tiêu không kèm viêm loét, vốn là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân có được những cải thiện rõ rệt với chứng khó tiêu không kèm viêm loét sau khi được điều trị HP. Ngoài ra có nhiều trường hợp người bệnh nhiễm HP suốt đời nhưng không phát triển thành bệnh.

nguồn: Tổng Hợp

Vi khuẩn HP có lây bệnh dạ dày không - biện pháp phòng tránh?

Tôi bị đau dạ dày khi đi khám và xét nghiệm, tôi được các bác sỹ xác định là viêm dạ dày do HP gây lên. Khi nghe được thông tin này, người thân trong gia đình tôi rất lo sợ và tìm cách xa lánh mỗi khi phải tiếp xúc gần tôi. Tôi muốn biết bệnh do HP gây nên có lây khôn? Nếu có thì có biện pháp nào để phòng lây lan?

HP sống trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày
Helicobbacter Pylori là một trong những vi khuẩn sản sinh ở đường ruột, gây lở loét dạ dày, bao tử, rất dễ lây lan trong quá trình sinh hoạt chung. Người ta có thể bị nhiễm vi khuẩn HP do lây truyền từ người sang người có thể qua đường miệng hoặc tiếp xúc với phân người bị bệnh. Điều này giải thích tại sao bệnh thường phổ biến tại những nước nghèo và có điều kiện vệ sinh kém. 

Đối với bệnh đau dạ dày nếu không chữa trị kịp thời, rất có thể vi khuẩn này sẽ phát tán ra nhiều cơ quan khác gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan này.

Người bị mắc bệnh dạ dày đói sẽ có cảm giác cồn cào, cuộn trào như có lửa trong vùng bụng, khi ăn lại thấy chướng bụng, không tiêu, đầy hơi, khó chịu… năng nhất vẫn là lở loét và ung thư dạ dày với triệu chứng nôn ra máu. 

Nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày chủ yếu là do ăn uống thiếu khoa học và điều độ, căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày.

Việc điều trị bệnh viêm dạ dày rất khó vì ngoài dùng thuốc cần phải phối hợp chế độ ăn uống kiêng khem rất kỹ, tuy nhiên không phải người nào cũng tuân thủ những nguyên tắc này. Đặc biệt, vi khuẩn HP- Nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày lại là vi khuẩn rất dễ lây lan, nếu không biết cách vệ sinh và sinh hoạt đúng cách, bệnh có thể lan truyền đến rất nhiều người. Do không biết đến sự lây lan của bệnh đau dạ dày nên nhiều gia đình cùng mắc bệnh viêm dạ dày mà không biết nguyên nhân từ đâu.

Xem thêm Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP thường lây lan qua các đường:

1. Đường miệng: do thói quen sinh hoạt, ăn uống không hợp vệ sinh. ở Việt Nam, truyền thống dùng chung mâm hàng ngày đã trở thành thói quen và thông lệ ở hầu hết các gia đình, từ chấm chung chén mấm, hay dùng đũa gắp thức ăn trong tô canh,… khiến cho những vi khuẩn HP theo nước miếng qua các dụng cụ như muỗng đũa rơi vào thức ăn, sau đó theo thức ăn vào hệ tiêu hóa của người khác. Trường hợp lây truyền qua đường miệng có thể là do hôn nhau hoặc do mẹ dùng miệng mớm thức ăn cho con. Do vậy hôn cũng có thể bị lây bệnh dạ dày.



2. Qua phân: do mật độ vi khuẩn HP chưa trong dạ dày cao hơn so với bình thường nên có thể dễ dẫn đến bệnh đau dạ dày. Lây truyền qua đường này có có nguyên nhân gián tiếp do ruồi, gián chuột…. Những sinh vật này có thể nhiễm vi khuẩn bênh ngoài và mang chúng vào thức ăn nếu chúng ta không đậy đệm thức ăn thật kỹ. Nguồn nước bị ô nhiễm chưa qua xử lý mà đã sử dụng cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn Hp xâm nhập và cơ thể người. 

Ngoài ra, các vật nuôi như chó, mèo… cũng mang mầm bệnh này và lây truyền qua chúng ta. Khi đi khám các bệnh về dạ dày nếu gặp phải những dụng cụ chưa được vô trùng kỹ, cũng khiến người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp trong quá trình khám bệnh.



Vi khuẩn Hp khi vào cơ thể người sẽ xâp nhập vào lớp nhầy niêm mạc của dạ dày khiến cho dạ dày tiết ra nhiều axit, làm suy yếu lớp nhầy, đồng thời chúng cũng sẽ tiết ra rất nhiều độc tố hủy hoại các lớp tế bào dưới lớp nhầy. bị phá hủy, lớp nhầy sẽ hoạt động vô cùng yếu, khiến cho thức ăn vào hệ tiêu hóa sẽ không được tiêu hóa hết, ứ đọng và gây khó chịu cho dạ dày.


Biện pháp phòng tránh viêm dạ dày

Để phòng ngừa bệnh viêm dạ dày, phải thường xuyên vệ sinh nhà cửa thật sạch, nếu có vật nuôi trong nhà nên tắm và vệ sinh chúng hàng ngày, tránh tiếp xúc nhiều với chúng. Thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt hợp vệ sinh, hạn chế móm thức ăn cho trẻ. Rửa tay thật sạch sau khi vệ sinh và trước khi ăn để phòng ngừa vi khuẩn HP và rất nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Nên đậy thức ăn thật kỹ và ăn chín, uống sôi cho dạ dày khỏe mạnh.

Xem tiếp: Cách điều trị HP như thế nào

Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) gây viêm dạ dày như thế nào?

Đau dạ dày là một chứng khá phổ biến ở nước ta, ngoài các nguyên nhân về chế độ ăn, hay áp lực làm việc, thì nguyên nhân do vi khuẩn HP gây viêm nhiễm được xem là nghiêm trọng hơn cả.

Helicobacter pylori (HP) là vi khuẩn gram (-) nuôi cấy trong môi trường gelose socolat hoặc gelose máu. Dưới kính hiển vi có dạng chữ S, dấu phẩy hoặc hình cung dài, một đầu có túm roi (3-5 roi). Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease: một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường axit thích hợp cho vi khuẩn phát triển nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày. Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng.

Vi khuẩn HP
Hình ảnh mô tả: Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày


Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt. Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.

Khoảng 65-85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày - hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư.

Ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày hầu như không có triệu chứng. Khi bệnh đã tiến xa, bệnh nhân thường cảm thấy khó chịu vùng thượng vị, cảm giác đầy bụng sau ăn, buồn nôn và ói mửa, sụt cân nhanh. Tuy nhiên, các dấu hiệu này không phải là triệu chứng đặc hiệu của ung thư nên bệnh nhân dễ nhầm lẫn với các bệnh khác ở dạ dày như viêm loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa nên khi bệnh được phát hiện thì ung thư đã di căn xa. Vì thế khi có các triệu chứng trên kéo dài, người bệnh nên đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt.

Wednesday, April 9, 2014

Viêm dạ dày và nguyên nhân gây bệnh

Viêm dạ dày là hiện tượng lớp niêm mạc nằm bên trong dạ dày bị tổn thương. Do nồng độ axit tăng cao gây hoại tử các lớp niêm mạc này dẫn đến viêm loét hay còn gọi là viêm loét dạ dày. 






Viêm dạ dày được phân loại là cấp tính và mãn tính. Viêm dạ dày cấp tính có thể mô tả như là bị ăn mòn và không ăn mòn. Viêm dạ dày mãn tính được xác định bằng mô học (mô viêm mạc dạ dày).
 
Viêm dạ dày và nguyên nhân gây bệnh
Cơ quan hệ tiêu hóa của một người bình thường.
+ Viêm dạ dày cấp tính: dạng viêm này ở thể nhẹ nghĩa là chỉ dừng lại ở thể viêm nhiễm, hoặc viêm loét.
+ Viêm dạ dày mãn tính. dạng viêm này ở thể bệnh nặng hơn, nghĩa là biến chứng do viêm dạ dày cấp tính để lại như gây ung thư, xuất huyết dạ dày,... khó có thể cứu chữa nếu không phát hiện sớm.

Xem thêm: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

 Nguyên nhân viêm viêm dạ dày là gì?

Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân song cần xét nguyên nhân viêm loét dạ dày là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori. tấn công vào hang vị dạ dàyi khuẩn này đầu tiên lây nhiễm vào hang vị dạ dày (bao tử niêm mạc không có tế bào sản xuất axit) một cách mạnh mẽ và có thể tiến triển đến lây nhiễm tất cả hoặc hầu hết các niêm mạc dạ dày theo thời gian (viêm dạ dày mãn tính) và ở đó trong nhiều năm. Nhiễm trùng này tạo ra một phản ứng viêm ban đầu mạnh mẽ và cuối cùng, một tình trạng viêm mãn tính kéo dài với những thay đổi tế bào đường ruột phát triển. một nguyên nhân khác của viêm dạ dày cấp và mãn tính là việc sử dụng các thuốc kháng  viêm không steroid.
Ngoài ra viêm dạ dày còn là do một số nguyên nhân khác.
- Chế độ ăn uống: ăn uông vô độ, không hợp lý làm cho môi trường trong dạ dày hoạt động không được bình thường.
- Một số loại thuốc kháng viêm, hay thuốc giảm đau cũng dễ làm viên dạ dày.
- Bên cạnh đó còn là do rượi, bia, các chất kích thích.
- Căng thằng, stress cũng dễ làm cho tiết dịch vị nhiều hơn và dễ dẫn đến viêm.

Bài tiếp theo: Các dạng viêm dạ dày đặc biệt

Những lưu ý trong điều trị bệnh viêm dạ dày

Bệnh dạ dày co xu hướng ngày một gia tăng, ước tính khoảng 10% dân số nước ta mắc bệnh viêm loét dạ dày, bệnh tuy không nguy hiểm nhiều nhưng lại gặp nhiều vấn đề bất tiện trong sinh hoạt, cũng như cách ăn uống. 

lưu ý trong điều trị bệnh viêm dạ dày
Ăn uống luôn là điều trọng nhất để bệnh dạ dày điều trị có kết quả tốt.

Để điều trị viêm dạ dày được tốt thì người bệnh cần đi khám để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và từ đó có phương pháp điều trị đúng đắn. Trong điều trị đau dạ dày hay điều trị viêm đại tràng nói riêng thì người bệnh cần chú ý:
  • Tránh xa các chất kích thích như rượu -bia;
  • Trước hết, bệnh nhân cần ngưng ngay các chất gây kích thích dạ dày: rượu, bia, các thức ăn cay, nóng;
  • Nếu bệnh nhân nôn nhiều, cần phải bù ngay lượng nước đã bị mất đi bằng cách truyền nước điện giải. Tránh để người bệnh nôn nhiều, dẫn đến mất nước, giảm sức khỏe… Khi người bệnh đã ổn định dần sức khỏe và tâm lí cũng nên điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lí, tránh bệnh viêm loét dạ dày và biến chứng thanh dạ dày mãn tính.
  • Người bệnh cần ăn những thức ăn mềm, dễ tiêu. Chú ý, khi chế biến thức ăn cần nấu chin nhừ, tăng cường các món luộc…Không nên ăn các món xào, nhiều mỡ, bơ, …Tránh xa các loại đồ ăn có nhiều axit hữu cơ: cà muối, dưa muối, mẻ.
nguồn tham khảo: http://bachhoptrangkhang.vn

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm loét dạ dày

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh dạ dày

Các triệu chứng như chán ăn, đau vùng thường vị, ợ chua, ợ nóng, ... Đây là các biểu hiện mà bất cứ bệnh nhân nào mắc phải bệnh dạ dày cũng gặp phải. Do bản chất con người Việt Nam " có bệnh thì mới chữa" chình vì vậy đã làm cho tỷ lệ mắc bệnh này ngày một gia tăng, một số trường hợp bệnh đã ở tình trạng quá nặng và có nguy cơ dẫn đến viêm loét dạ dày, thâm chí ung thư, xuất huyết, thủng dạ dày. Vậy phải làm sao để khắc phục đó là một bài toàn vô cùng đơn giản, những sẽ thành phức tạp nếu chúng ta không có ý thức đề phòng những triệu chứng của bệnh dạ dày.

triệu chứng dễ nhận biết của bệnh dạ dày
Nôn, ợ cay, ợ chua là các triệu chứng dễ nhận biết của bệnh dạ dày

Một số triệu chứng thường gặp 

Đau vùng thượng vị: đây là triệu chứng bệnh viêm dạ dày đầu tiên, gặp ở hầu hết các bệnh nhân. Thượng vị là vùng trên của dạ dày, nằm ở vị trí ngay dưới ức. Tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà mức độ đau khác nhau. Đau thượng vị thường có cảm giác đau âm ỉ, nóng rát, có thể lan lên ngực hoặc sau lưng. Một điều đáng chú ý, đau thượng vị thường có chu kì và liên quan đến bữa ăn. Thông thường, bệnh nhân đau thượng vị khi quá đói hoặc quá no, đau sau bữa ăn.

Buồn nôn hoặc ói mửa: triệu chứng bệnh viêm dạ dày dễ nhận biết là người bệnh luôn có cảm giác buồn nôn, thậm chí là nôn. Khi có hiện tượng buồn nôn hoặc nôn, bạn nên cảnh giác với các bệnh về dạ dày: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày…Nôn gây ra hậu quả: rách thực quản và niêm mạc vùng thực quản, nặng hơn nữa là hạ huyết áp và trụy mạch.

Chán ăn: chán ăn là triệu chứng bệnh đau dạ dày mà nhiều người dễ bỏ qua, thậm chí có người nhầm tưởng đó là do mệt mỏi hoặc dấu hiệu của bệnh gan. Tuy nhiên, trên thực tế bệnh nhân đau dạ dày giai đoạn đầu có biểu hiện chán ăn, mệt mỏi.

Ợ chua, ợ nóng: những người mắc các bệnh lý liên quan đến dạ dày đều khẳng định rằng, một trong những triệu chứng bệnh viêm dạ dàythường gặp là ợ chua. Mặc dù không gây nguy hại đến sức khỏe nhưng ợ chua gây ra nhiều phiền phức, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Ợ chua hoặc ợ nóng thường xảy ra khi bệnh nhân đói, ăn những món ăn không hợp khẩu vị… Nguyên nhân gây ợ chua, ợ nóng do sự co bóp của.

Bài viết được trích dẫn từ nguồn tham khảo: http://bachhoptrangkhang.vn/trieu-chung-benh-viem-da-day-la-gi

Bài tiếp theo: Biến chứng nguy hiểm khi mắc bệnh dạ dày

Tuesday, April 8, 2014

Nguyên nhân của viêm loét dạ dày

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày, chế độ ăn, lối sống, môi trường làm việc, chất kích thích. Một nguyên nhân quan trọng được xác định là có 95% ca nhập việm được xác định là do vi khuẩn HP ( một loại vi khuẩn gây nên những tổn thường nghiêm trọng nhất và gây ra các vết loét sâu cho dạ dày - tá tràng).

HP gây viêm loét dạ dày rất nghiêm trọng
HP gây viêm loét dạ dày rất nghiêm trọng

Nguyên nhân viêm loét dạ dày

Do vi khuẩn H. polylori: đây là một loại vi khuẩn gram âm, có hình xoắn, là nguyên nhân thường gặp gây ra các bệnh lý ở dạ dày tá tràng.

Chế độ ăn uống vô độ: ăn không đúng bữa, thích lúc nào ăn lúc đó, … hoặc ăn phải một số thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc… cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Thuốc giảm đau: thuốc giảm đau có tên như ibuprofen và aspirin có thể gây phù niêm mạc dạ dày, nặng hơn có thể dẫn đến loét.

Tâm lý: stress, trầm cảm, suy nghĩ nhiều… gay ra đau đầu, mất ngủ thậm chí huyết áp cao và dễ gặp các rắc rối ở vùng bụng ( dạ dày). 
Ngoài ra, cũng có thể do uống rượu, chè đặc, cà phê đặc; do uống nhầm phải các chất ăn mòn: axit, kiềm, sút, một số hóa chất có chì, thủy ngân… có thể gây bỏng niêm mạc thực quản và dạ dày.

Để có cái nhìn tổng quan hơn về viêm loét dạ dày cũng như cách phòng và điều trị bạn có thể xem bài viết  nguyên nhân viêm loét dạ dày .

Chúc bạn luôn có một bầu sức khỏe thật tốt!!!
nguồn: http://thuocdaday.vn/nguyen-nhan-viem-loet-da-day-do-dau

Xem tiếp: Bệnh viêm loét dạ dày là gì

Bệnh viêm loét dạ dày là gì???

Hiện tượng lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị tổn thương đo sự ăn mòn của acid và pepsin trong lòng dạ dày. Lâu ngày hình thành các ổ loét, vết loét từ lấm chấm thành vết loét lớn. Khi các vết loét này hình thành là cơ hội thuận lợi cho các loại vi khuẩn trong đường tiêu hóa tần công và gây bệnh. Hiênj tượng trên được gọi là hiện tượng viêm loét dạ dày.


Bệnh viêm loét dạ dày là gì???


Viêm loét dạ dày - tá tràng xuất hiện ở tá tràng (phần đầu tiên của ruột non ngay sau dạ dày) nhiều hơn 4 lần so với ở dạ dày. Khoảng 4% trường hợp viêm loét dạ dày là do u ác tính, do đó cần thực hiện nhiều xét nghiệm để loại trừ ung thư. Trong khi đó, hầu hết loét tá tràng là lành tính. Biểu hiện của một vết loét có thể là vết ăn mòn, vết lõm, hoặc hố như miệng núi lửa (ảnh chụp từ các bệnh nhân), hoặc vết lồi giống như polyp đại tràng. Thông thường loét sẽ ở dưới dạng các vết lõm trong dạ dày và lồi trong tá tràng. Những vết lồi có nhiều hình dạng khác nhau, tuy nhiên luôn nổi lên trên các mô xung quanh.

Xen thêm: nguyên nhân của viêm loét dạ dày Về mặt đặc tính của mô thì vết lồi không hề có khác biệt gì so với các mô xung quanh trong suốt quá trình phát triển, ngay cả khi kích thước của nó lớn hơn. Đặc tính này cho phép vết loét lồi có thể phát triển trong thời gian dài mà không gây ra cơn đau như đối với vết loét dạng núi lửa. Mặc dù cách phát triển giống như khối u, nhưng thực chất loét dạng lồi là một hình thái phát triển bất thường của mô dạ dày, niêm mạc, cơ, thanh mạc và thường không gây bệnh. Tuy nhiên những sự phát triển dạng miệng núi lửa có thể đột biến và gây bệnh dạ dày. Viêm loét dạ dày tá tràng được phân chia thành 4 loại: loét dạ dày, loét thực quản, loét tá tràng, và loét chuyển hướng Meckel. Đây là căn bệnh rất nguy hiểm do bị tổn thương về đường tiêu hóa, để hiểu kỹ hơn về căn bệnh này có thể xem ngay  viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Bài tiếp theo: Tổng quan về viêm dạ dày