Showing posts with label Đau dạ dày. Show all posts
Showing posts with label Đau dạ dày. Show all posts

Sunday, May 18, 2014

Đau phần bụng dưới là bệnh gì ?

Em thường bị đau phần bụng dưới, cơn đau thường diễn ra vào lúc đói và khi đang ngủ. Em đang lo lắng không biết mình bị bệnh gì? Em nghĩ là do mình bị đau dạ dày, xin bác sĩ tư vấn giúp em.

Đau phần bụng dưới có thể liên quan tới nhiều chứng bệnh khác nhau. Do đó bạn nên di khám tại các cơ sở y tế, để được các bác sĩ chẩn đoán và điều trị dứt điểm. Bạn không nên tự ý điều trị.
Cơn đau cửa bạn thường diễn ra và khi đói và lúc đang rất có thể là bạn đã bị đau dạ dày.

Đau dạ dày là bệnh do niêm mạc dạ dày bị kích thích bởi dịch dạ dày (dịch vị), vốn được tiết trong những giờ ăn chính để tiêu hóa thức ăn. Khi vì lý do nào đó mà dịch vị tiết ra nhiều hơn (lo âu, sợ hãi, lo làm việc nên ăn không đúng giờ hoặc bỏ bữa…), dịch vị tiết ra không gặp thức ăn sẽ kích thích, gây xói mòn niêm mạc dạ dày mà triệu chứng trước tiên là xót ruột vùng thượng vị, nặng dần nếu thói quen ăn uống không đúng giờ tiếp diễn và biến thành cơn đau vào những giờz cố định khi bụng đói, đó là lúc bệnh viêm dạ dày thực sự bắt đầu.
Đau phần bụng dưới là bệnh gì ?

Để chẩn đoán nguyên nhân, bác sĩ sẽ phải hỏi triệu chứng bệnh cũng như các thói quen hàng ngày, như là số lượng rượu uống hàng ngày, các thuốc đang dùng … Sau đó bác sĩ sẽ phải khám bệnh, đặc biệt chú ý vùng bụng. Sau đó, có khi cần phải thử máu, chụp hình, đưa ống nội soi vào đường tiêu hóa trên để quan sát, lấy các tế bào để quan sát trên kính hiển vi…

Nguyên nhân thường gặp nhất của viêm dạ dày ở người Việt Nam là do vi khuẩn HP gây nên. Do đó, nếu có triệu chứng đau dạ dày, thử tìm vi trùng là điều nên làm. Và khi cần uống thuốc thì nên uống đủ thuốc và cố gắng uống đủ liều và thời gian. Nếu không, vi trùng sẽ rất dễ kháng thuốc, gây ra khó khăn trong việc điều trị, và bệnh cũng sẽ kéo dài, dễ có các biến chứng.

Để điều trị viêm dạ dày bạn cần tuân thủ các thuốc do bác sĩ chỉ định và lưu ý sửa chữa thói quen ăn uống có hại như: không ăn trễ, không bỏ bữa, ăn thêm các bữa dặm càng tốt. Ngoài ra, không hút thuốc lá (nhất là khi bụng đói), cữ ăn chua, rượu và cà phê đen. Bạn để bụng đói sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nặng thêm.
Bạn hãy quan tâm đến bữa ăn, đừng để bụng quá đói hay quá no. Bữa ăn sáng rất quan trọng, nó sẽ giúp trung hòa a xít trong dạ dày vì axít đã được tiết ra nhiều khi bạn ngủ. Hơn nữa, ăn sáng còn giúp bạn có đủ năng lượng và dinh dưỡng cho một ngày mới. Các loại gia vị chua, cay, ra, rượu, thuốc lá…cũng ảnh hưởng không nhỏ đến dạ dày của bạn, chúng cũng là thủ phạm gây nên các cơn đau dạ dày.

Bạn cũng không nên quá lo lắng quá vì điều này, vì đau dạ dày hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện kịp thời. Hơn nữa bạn cần duy trì chế độ ăn uống hợp lý nên ăn những thức ăn giành riếng cho người mắc bệnh dạ dày bạn có thể tham khảo tại đây

Bài tiếp theo: Quan niệm sai lầm về bệnh dạ dày

Thursday, May 15, 2014

Biểu hiện của đau dạ dày là gì

Hỏi?
Cách đây 1 năm tôi thấy ợ hơi nhưng không chua sau đó người có cảm giác nôn nao như bị say xe,mệt mỏi,khó chịu ở vùng bụng trên rốn.Tôi đi siêu âm vùng bụng thì không bị làm sao,tôi tự nghĩ là tôi bị đau dạ dày,vì thế tôi có ra hiệu thuốc mua thuốc tây uống 5 ngày thì khỏi và tôi đã dừng thuốc. Đến nay tôi lại thấy các triệu chứng như trên,tôi lại đi siêu âm ổ bụng kết quả không làm sao,vậy có đúng là tôi bị đau dạ dày không?.Hiện nay tôi đang cho con bú,t ôi đã mua thuốc Gastro-TĐ của Đông dược Tiến Đức,đã uống được 10 ngày,bệnh đã suy giảm.Tôi đang cho con bú dùng thuốc này có ảnh hưởng gì không? Và có khỏi bệnh được không?
Trả lời:
1. Các triệu chứng của đau dạ dày có thể bao gồm:
- Đau bụng, thường là phần trên của bụng, từ rốn trở lên đến phía dưới các xương sườn.
- Buồn nôn, đôi khi ói mửa.
- Chán ăn.
- Đầy hơi, ợ hơi, nặng bụng.
Trường hợp của bạn chỉ có triệu chứng ợ hơi, đau bụng và khó chịu có do.Điều này xảy ra vì những lý do sau:
 - Do co thắt thực quản (LES) – van đóng mở giữ cho axit trong dạ dày ở trong dạ dày bị viêm hoặc hoạt động bị yếu đi. Triệu chứng này thường đi kèm trào ngược dịch vị dạ dày (GERD).
 - Những thực phẩm như là sô cô la, các món ăn có nhiều dầu mỡ, cà phê, chất cồn, đường đều làm cho co thắt thực quản hoạt động yếu đi.
 - Ăn một bữa ăn thịnh soạn trong một thời gian ngắn trước khi đi ngủ.
 - Bị thoát vị khe thực quản
 - Áp suất trong dạ dày tăng do  bao gồm do thường xuyên mặc quần áo bó sát hoặc do mắc bệnh béo phì.
 - Dùng thuốc không đúng chỉ định.
 - Thường xuyên hút thuốc lá
 - Căng thẳng thần kinh kéo dài làm tăng quá trình sản sinh axit và làm chậm quá trình tiêu hóa trong dạ dày.
Ngoài ra rối loạn tiêu hóa cũng một phần bị ảnh hưởng do đau dạ dày.

2. Chứng ợ chua có nguy hiểm không?
 Mặc dù có tên gọi như vậy nhưng ợ chua không ảnh hưởng tới tim. Đó là do hệ tiêu hóa bị kích thích khiến cho lượng axit tăng. Chứng ợ chua thường xảy ra sau khi ăn.
Nếu như bạn bị chứng ợ chua 1 lần 1 tháng, đó là bình thường. Nhưng nếu bạn bị chứng ợ chua 1 lần/tuần thì nên để ý. Nếu như chứng ợ chua xảy ra hàng ngày hoặc vài lần 1 tuần thì cũng khá rắc rối vì có thể kéo theo những căn bệnh phức tạp về sau, đặc biệt là người mắc ợ chua kinh niên.
 Những nguyên nhân đe dọa thực quản như hẹp thực quản nên gây khó khăn trong việc nuốt thức ăn hoặc viêm thực quản mãn tính tạo điều kiện cho các tế bào tương ứng với nhau trong dạ dày phát triển ở dưới họng. Chính nguy cơ này làm tăng rủi ro phát triển ung thư thực quản.

 3. Làm thế nào để tránh bị ợ chua?
Khi thức ăn tương tác với nhau, những axit này bào mòn thành dạ dày và tạo ra sự nóng. Không có cách này chữa trị hoặc sơ cứu nếu như loét do tiêu hóa gây ra. Chính vì thế bạn phải cẩn trọng khi ăn thức ăn có tính axit. Vì chúng có thể gây ra chứng ợ chua. Thường có một danh sách liệt kê hướng dẫn bạn những thực phẩm gây ợ chua và những hoàn cảnh sẽ gây ợ chua. Nhưng hãy nhớ rằng nếu những thứ bạn thích không nằm trong danh sách này thì bạn cũng đừng bỏ qua. Nên hiểu rằng có rất nhiều thực phẩm gây ra chứng ợ chua. Không phải những gì bạn ăn vào mà là bạn ăn như thế nào, số lượng bao nhiêu, ăn khi nào. Lượng axit tăng xảy ra do bài tiết quá nhiều dịch vị dạ dày. 

 Một trong những nguyên tắc là luôn ăn đúng giờ. Cơ thể bạn là đồng hồ sinh học có cảm giác đói – no và tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn. Uống nhiều nước cũng là một cách hiệu quả để tránh tăng axit. Nước hoạt động như là một chất trung hòa toàn bộ axit trong dạ dày. Uống nước dừa 3 lần/ngày cũng rất có ích.
 Bạn có thể uống nước khi dạ dày rỗng vào buổi sáng. Hoặc ăn chuối là loại quả giúp làm êm dịu. Ăn chuối mỗi ngày không chỉ bổ sung nguồn kali mà còn duy trì độ axit hợp lý trong cơ thể. Táo cũng tương tự như thế. Dưa hấu chứa nhiều sắt và nước làm giảm tính axit.

Nếu bạn bị viêm dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm tá tràng, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng hãy truy cập ngay website: http://thuocdaday.vn để biết thêm các thông tin bổ ích về bệnh dạ dày.

Sunday, April 13, 2014

Dấu hiệu bệnh đau dạ dày bạn cần phải biết ngay

Tổn thương hệ tiêu hóa cũng như tổn thương lớp niêm mạc dạ dày có thể gây các cơn đau cực kỳ khổ sở. Các dấu hiệu bệnh đau dạ dày có thể là: đau vùng thượng vị, đau âm ỉ đến đau quặn bụng dẫn đến phải đi bác sĩ. 

Các dấu hiệu của bệnh đau dạ dày

1. Đau như kim châm
Vị trí đau cố định, đa phần do máu bị ứ đọng gây nên. Cảm giác đau có thể xuất hiện ở các bộ phận trên cơ thể, nhưng thường gặp ở vùng sườn ngực, dạ dày, và bụng dưới. Nếu không quá nghiêm trọng, có thể uống trà hoa hồng để hoạt huyết, làm tan máu tụ.

2. Đau chướng
Triệu chứng đau kèm theo cảm giác chướng, thường xuất hiện ở vùng sườn ngực, dạ dày (phần dưới khung ngực, trên rốn). Nếu triệu chứng đau lúc có lúc không, nhiều khả năng do viêm dạ dày mãn tính, hoặc loét dạ dày gây ra. Với triệu chứng này, có thể dùng trần bì ngâm nước uống giúp khí lưu thông. Nếu đầu và mắt thỉnh thoảng có cảm giác đau chướng, hoặc đau giật giật, có thể do dùng mắt hoặc não quá độ, cần nghỉ ngơi hợp lý. Trường hợp triệu chứng trên thường xuyên xuất hiện nên kiểm tra huyết áp.

Dấu hiệu bệnh đau dạ dày bạn cần phải biết ngay
Rối loạn tiêu hóa

3. Đau không cố định
Cảm giác đau, nhưng không biết cụ thể đau ở chỗ nào. Tình trạng này thường xuất hiện ở vùng bụng, đa phần do khí gây nên, có thể dùng trần bì ngâm nước uống để lưu thông khí. Nếu triệu chứng này xuất hiện ở các khớp chân tay, nhiều khả năng do phong thấp, tốt nhất nên đi khám để điều trị kịp thời.

4. Đau ngầm
Chỉ cảm giác đau không nhiều, có thể chịu được, nhưng không dứt, thường xuất hiện ở các bộ phận như đầu, dạ dày, bụng… Đau ngầm thường do dương khí không đủ, cơ thể bị tích tụ hàn khí, thiếu hụt dưỡng chất. Do vậy, cần chọn liệu pháp bồi bổ khí huyết như ăn đường mạch nha, các món ăn có đương quy, hoàng kỳ.

5. Đau nhức nặng nề
Cảm giác đau, nặng nề, thường xuất hiện ở đầu, chân tay. Nguyên nhân chủ yếu do môi trường ẩm thấp. Bởi vậy hút ẩm cho môi trường xung quanh là điều kiện hàng đầu để loại bỏ triệu chứng đau này.

6. Đau lạnh
Chỉ cảm giác đau đi kèm sợ lạnh, thích nóng, thường gặp ở vùng eo, bụng, các khớp chân tay…Có thể dùng khăn ấm, hoặc túi nước ấm chườm vào chỗ đau.

7. Đau nhói như bị cắn
Cảm giác đau như bị cắn, rất khó chịu. Nguyên nhân có rất nhiều, nhưng thường phức tạp và nghiêm trọng. Bởi vậy, khi thấy xuất hiện triệu chứng trên nên đi khám ngay để trị liệu kịp thời.

8. Đau như lửa đốt
Cảm giác đau như bị bỏng, thích lạnh, sợ nóng. Triệu chứng này chủ yếu do trong người quá nóng gây ra. Nếu vùng dạ dày thường bị đau như trên có khả năng bị viêm dạ dày cấp tính, cần đi khám ngay để điều trị kịp thời. Ngoài ra nên ăn nhiều rau quả để thanh nhiệt.

Wednesday, April 9, 2014

Đau dạ dày có những biểu hiện gì

Bệnh đau dạ dày thường đề cập đến chứng hoặc đau âm ỉ ở bụng (vùng bụng, vùng thượng vị). Các cơn đau thông thường diễn ra ngắn ngủi nhưng gây ra sự khó chịu cho người bệnh (đau âm ỉ, đau quặn).

Nguyên nhân
Căn nguyên của đau bao tử thường là do nếp ăn uống, do vi khuẩn HP(helicobacter pylori - một loại vi khuẩn hàm trong đường tiêu hóa khi điều kiện thuận lợi chúng sẽ gây ra viêm hoặc loét niêm mạc dạ dày, các căn nguyên sử dụng chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,...), hay các nguyên tố stress, căng thẳng tâm lý cũng dễ làm cho đau bao tử.

Hình ảnh mình họa
 Biểu hiện

Chủ đề này bao gồm các lý do phổ quát nhất cho:

Đau bụng đột ngột

Đột ngột đau, nặng bụng trong một khu vực cụ thể của bụng của bạn

Đau bụng đã kéo dài một thời kì dài hoặc giữ trở lại

Nếu bạn cảm thấy đau ở vùng xung quanh xương sườn của bạn, đọc về đau ngực cần đi khám tư vấn kịp thời.

Co thắt dạ dày thường do chướng bụng và đầy hơi. Đây là một vấn đề rất phổ thông mà có thể là đáng hổ ngươi nhưng có thể dễ dàng xử lý - hóa học của bạn sẽ có thể giới thiệu một sản phẩm, chẳng hạn như Buscopan hoặc mebeverine, có thể được mua tại các quầy thuốc để điều trị đau dạ dày. Nếu đau dạ dày xuất hiện các triệu chứng ỉa chảy. Điều này rất có thể bạn bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn đường ruột. Đau bụng dữ dội và đi tả mà làm cho bạn cảm thấy khó chịu có cảm giác ớn lạnh hoặc sốt rất có thể là do bạn bị ngộ độc thực phẩm. Nếu co thắt bao tử của bạn và đi tả nối tiếp trong hơn một đôi ngày, bạn có thể có một điều kiện dài hạn, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích (IBS).

Nếu bạn có nhưng biểu hiện đột ngột (chóng mặt, buồn nôn, đau bụng cực kỹ dữ dội). Nhanh chóng đi đến bác sĩ của bạn tức tốc hoặc đi đến A gần nhất và bộ phận điện tử. Nó có thể là một dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng sẽ mau chóng trở thành xấu hơn mà không cần điều trị.