Showing posts with label Viêm dạ dày. Show all posts
Showing posts with label Viêm dạ dày. Show all posts

Sunday, May 25, 2014

Tìm hiểu các thuốc điều trị viêm dạ dày

Viêm loét dạ dày là bệnh giường như rất phổ biến, và có nguy cơ ngày một gia tăng. Phần lớn số người đến khám được chẩn đoán 70 - 80% là do vi khuẩn HP gây nên, 20% còn lại là do acid clohydric, pepsin trong lòng dạ dày tăng đột ngột. Các trường hợp tái mắc bệnh lại cũng đều là do vi khuẩn này gây nên.

Để điều trị viêm dạ dày trong y học hiện có các thuốc kháng sinh giúp ức chế sự phát triển vi khuẩn, thuốc giảm tiết acid dịch vị ... Tuy nhiên không phải cứ dùng thuốc là xong bên cạnh đó các loại thuốc này còn gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của thấy thuốc là điều cực kỳ quan trọng.

Thuốc kháng acid
Các thuốc kháng acid là những thuốc có tác dụng trung hoà acid trong dịch vị, nâng pH của dạ dày lên gần 4, tạo điều kiện thuận lợi cho tái tạo niêm mạc. Khi pH dạ dày tăng, hoạt tính của pepsin sẽ giảm (pepsin bị bất hoạt trong dung dịch pH lớn hơn 4). Các thuốc kháng acid   có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau. Khi dạ dày rỗng, các thuốc kháng acid thoát khỏi dạ dày sau 30 phút, khi có thức ăn thì khoảng 2 giờ. 

Thuốc kháng acid thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magnesi, có tác dụng kháng acid tại chỗ, hầu như không hấp thu vào máu nên ít gây tác dụng toàn thân. Thuốc kháng acid chứa magnesi có tác dụng nhuận tràng, ngược lại thuốc chứa nhôm có thể gây táo bón. Vì vậy, các chế phẩm kháng acid chứa cả hai muối magnesi và nhôm có thể làm giảm tác dụng không mong muốn trên ruột của hai thuốc này. Nếu chức năng thận bình thường, rất ít nguy cơ tích luỹ magnesi và nhôm.

Natribicarbonat có tác dụng trung hòa acid dịch vị mạnh, nhưng hiện nay hầu như không dùng làm thuốc kháng acid nữa vì hấp thu được vào máu, gây nhiều tác dụng không mong muốn toàn thân và có hiện tượng tiết acid hồi ứng (tăng tiết acid sau khi ngừng thuốc).

Dùng thuốc kháng acid tốt nhất là sau bữa ăn 1 - 3 giờ và trước khi đi ngủ, 3- 4 lần (hoặc nhiều hơn) trong một ngày. Các chế phẩm dạng lỏng có hiệu quả hơn dạng rắn nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn.

Do làm tăng pH dạ dày, các thuốc khán g acid làm ảnh hưởng đến sự hấp thu của nhiều thuốc khác, phải dùng các thuốc này cách xa thuốc kháng acid ít nhất 2 giờ.

Một số chế phẩm phối hợp thuốc kháng acid với simeticon (chất chống sủi bọt) để làm giảm sự đầy hơI hoặc làm nhẹ triệu chứng nấc.

Magnesi hydroxyd - Mg(OH)2

Tác dụng và cơ chế
Ở dạ dày, magnesi hydroxyd phản ứng nhanh với acid clohydric: Mg(OH)2 + 2HCl ó MgCl2 + 2H2O


Xuống ruột non, Mg2+ tác động với các ion phosphat (PO43-) và carbonat (CO32-) tạo thành muối rất ít tan hoặc không tan, do đó tránh được sự hấp thu base, tránh được base máu ngay cả khi dùng lâu. Có thể dùng các muối khác của magnesi như magnesi carbonat, magnesi trisilicat.


Chỉ định
- Tăng tiết acid (đau, đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, ợ chua) ở người có loét hoặc không có loét dạ dày- tá tràng.
- Trào ngược dạ dày- thực quản.
Chống chỉ định
Mẫn cảm với thuốc, suy thận nặng, trẻ nhỏ (đặc biệt ở trẻ mất nước và suy thận).
Tác dụng không mong muốn
Miệng đắng chát, buồn nôn, nôn, cứng bụng, ỉa chảy, tăng magnesi máu (gặp ở người suy thận hoặc dùng liều cao, kéo dài).
Tương tác thuốc
Các thuốc giảm hấp thu khi dùng cùng thuốc kháng acid: tetracyclin, digoxin, indomethacin, các muối sắt, isoniazid, benzodiazepin, ranitid in. Các thuốc tăng tác dụng do giảm thải trừ khi dùng cùng thuốc kháng acid: amphetamin, quinidin.

Nhôm hydroxyd - Al(OH)3

Tác dụng và cơ chế: Ở dạ dày, nhôm hydroxyd phản ứng với acid clohydric:

                                 chậm

 Al(OH)3 + 3HCl           ó             AlCl3 + 3H2O


Nhôm hydroxyd có tác dụng trung hòa acid yếu nên không gây phản ứng tăng tiết acid hồi ứng. Ở ruột, nhôm kết hợp với phosphat từ thức ăn, tạo phosphat nhôm không tan, hầu như không hấp thu, thải trừ theo phân, không gây base máu. Vì phosphat bị thải trừ, cơ thể phải huy động phosphat từ xương ra, dễ gây chứng nhuyễn xương. Vì vậy, cần ăn chế độ nhiều phosphat và protein.

Chỉ định
Như magnesi hydroxyd. Tăng phosphat máu (ít dùng)

Chống chỉ định
Như magnesi hydroxyd. Giảm phosphat máu. Rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tác dụng không mong muốn
Chát miệng, buồn nôn, cứng bụng, táo bón, phân trắng, giảm phosphat máu. Nguy cơ nhuyễn xương khi chế độ ăn ít phosphat hoặc điều trị lâu dài. Tăng nhôm trong máu gây bệnh não, sa sút trí tuệ, thiếu máu hồng cầu nhỏ.

Tương tác thuốc:Giống như magnesi hydroxyd.

* Chế phẩm phối hợp magnesi hydroxyd  và nhôm hydrox yd

- Dạng hỗn dịch chứa magnesi hydroxyd 195 mg và nhôm hydroxyd 220mg trong 5mL. Người lớn uống mỗi lần 10- 20 mL

- Dạng viên: chứa magnesi hydroxyd 400 mg và nhôm hydroxyd 400 mg. Người lớn mỗi lần nhai 1- 2 viên, tối đa 6 lần một ngày.

* Chế phẩm phối hợp thuốc kháng acid và simeticon: dạng viên hoặc dạng hỗn dịch (chứa magnesi hydroxyd 195 mg, nhôm hydroxyd 220 mg và simeticon 25 mg trong 5 ml. Người lớn uống mỗi lần 5- 10 mL, ngày 4 lần).

Thuốc làm giảm bài tiết acid clohydric và pepsin của dạ dày

Thuốc kháng histamin H2
Đặc điểm chung 
Cơ chế tác dụng
Do công thức gần giống với histamin, các thuốc kháng histamin H 2 tranh chấp với histamin tại receptor H2 và không có tác dụng trên receptor H 1. Tuy receptor H2 có ở nhiều mô như thành mạch, khí quản, tim, nhưng thuốc kháng histamin H 2 tác dụng chủ yếu tại các receptor H2 ở dạ dày. Thuốc kháng histamin H2 ngăn cản bài tiết dịch vị do bất kỳ nguyên nhân nào làm tăng tiết histamin tại dạ dày (cường phó giao cảm, thức ăn, gastrin, bài tiết cơ sở). Tác dụng của thuốc kháng histamin H2 phụ thuộc vào liều lượng, thuốc làm giảm tiết cả số lượng và nồng độ HCl trong dịch vị

Chỉ định
- Loét dạ dày- tá tràng lành tính, kể cả loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.
- Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản.
- Hội chứng tăng tiết acid dịch vị (Hội chứng Zollinger - Ellison)
- Làm giảm tiết acid dịch vị trong một số trường hợp loét đường tiêu hóa khác có liên quan đến tăng tiết dịch vị như loét miệng nối dạ dày - ruột
- Làm   giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa (nóng rát, khó tiêu, ợ chua) do thừa acid dịch vị.
- Làm giảm nguy cơ hít phải acid dịch vị khi gây mê hoặc khi sinh đẻ (Hội chứng Mendelson).

Chống chỉ định và thận trọng
- Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc
- Thận trọng: trước khi dùng thuốc kháng histamin H2, phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày, đặc biệt ở người từ trung niên trở lên vì thuốc có thể che lấp các triệu chứng, làm chậm chẩn đoán ung thư.
Có nhạy cảm chéo giữa các thuốc trong nhóm kháng histamin H 2.
Dùng thận trọng, giảm liều và/ hoặc kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng thuốc ở người suy thận.
Thận trọng ở người suy gan, phụ nữ có thai và cho con bú (ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú).

Tác dụng không mong muốn
Ỉa chảy và các rối loạn tiêu hóa khác, tăng enzym gan, đau đầu, chó ng mặt, phát ban. Hiếm gặp viêm tụy cấp, chậm nhịp tim, nghẽn nhĩ thất, lẫn lộn, trầm cảm, ảo giác (đặc biệt ở người già), rối loạn về máu, phản ứng quá mẫn.
Chứng vú to ở đàn ông và thiểu năng tình dục gặp ở người dùng cimetidin nhiều hơn các thuốc kháng histamin H2 khác.

Tương tác thuốc
Do pH dạ dày tăng khi dùng thuốc kháng histamin H 2 nên làm giảm hấp thu của một số thuốc như penicilin V, ketoconazol, itraconazol Cimetidin ức chế cytochrom P450 ở gan nên làm tăng tác dụng và độc tính của nhiều thuốc như warfarin, phenytoin, theophylin, propranolol, benzodiazepin Ranitidin có tương tác này nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều (kém 2 - 4 lần). Famotidin và nizatidin không gây tương tác kiểu này.

Các thuốc

Cimetidin: Hấp thu nhanh khi uống. Uống 200 mg cimetidin có tác dụng nâng pH và giảm đau trong 1,5 giờ. Liều 400 mg trước khi đi ngủ giữ được pH của dạ dày > 3,5 suốt cả đêm. Với liều 1,0g/ 24 giờ, tỷ lệ lên sẹo là 60% sau 4 tuần và 80% sau 8 tuần. Cimetidin gây nhiều tác dụng không mong muốn, có nhiều tương tác thuốc hơn các thuốc kháng histamin H2 khác. Vì vậy, trong trường hợp cần phối hợp nhiều thuốc, không nên chọn cimetidin.

Ranitidin: Tác dụng mạnh hơn cimetidin 4- 10 lần, nhưng ít gây tác dụng không mong muốn và ít tương tác thuốc hơn cimetidin. Bệnh nhân có thể được bác sĩ cho uống hoặc tiêm.

Famotidin: Tác dụng mạnh hơn cimetidin 30 lần. (dung dịch tiêm).

Nizatidin: Tác dụng và liều lượng tương tự ranitidin, nhưng ít tác dụng không mong muốn hơn các thuốc kháng histamin H2 khác.

Thuốc ức chế H+/ K+- ATPase (bơm proton)

Đặc điểm chung
Cơ chế tác dụng
Các thuốc ức chế bơm proton là những “tiền thuốc”, không có hoạt tính ở pH trung tính. Ở tế bào thành dạ dày (pH acid), chúng được chuyển thành các chất có hoạt tính, gắn vào bơm proton, ức chế đặc hiệu và không hồi phục bơm này. Do đó, các thuốc ức chế bơm proton làm giảm bài tiết acid do bất kỳ nguyên nhân gì vì đó là con đường chung cuối cùng của sự bài tiết acid. Thuốc rất ít ảnh hưởng đến khối lượng dịch vị, sự bài tiết pepsin và yếu tố nội tại của dạ dày. Dùng một liều, bài tiết acid ở dạ dày bị ức chế trong khoảng 24 giờ (so sánh với thuốc kháng histamin H 2 tối đa chỉ 12 giờ). Bài tiết acid chỉ trở lại sau 
khi enzym mới được tổng hợp.. Tỷ lệ liền sẹo có thể đạt 95% sau 8 tuần.

Chỉ định
Loét dạ dày- tá tràng lành tính.
Phòng và điều trị các trường hợp loét do dùng thuốc chống viêm không steroid.
Bệnh trào ngược dạ dày- thực quản khi có triệu chứng nặng hoặc biến chứng.
Hội chứng Zollinger- Ellison (kể cả trường hợp đã kháng với các thuốc khác).
Dự phóng hít phải acid khi gây mê.

Chống chỉ định và thận trọng
Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc
Thận trọng: suy gan, phụ nữ có thai hoặc cho con bú. Phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton.

Tác dụng không mong muốn
Nói chung thuốc dung nạp tốt. Có thể gặp khô miệng, rối loạn tiêu hóa, tăng enzym gan, đau đầu, chóng mặt, rối loạn thị giác, thay đổi về máu, viêm thận, liệt d ương, phản ứng dị ứng.
Do làm giảm độ acid trong dạ dày, nên làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, có thể gây ung thư dạ dày.

Tương tác thuốc
Do pH dạ dày tăng nên làm giảm hấp thu một số thuốc như ketoconazol, itraconazol.
Omeprazol ức chế cytochrom P450 ở gan nên làm tăng tác dụng và độc tính của diazepam, phenytoin, warfarin, nifedipin  Lansoprazol ít ảnh hưởng đến cytochrom P 450, trong khi pantoprazol không ảnh hưởng đến enzym này.
Clarithromycin ức chế chuyển hóa của omeprazol, làm tăng nồ ng độ omeprazol trong máu lên gấp hai lần.

Các thuốc
Omeprazol
Loét dạ dày - tá tràng: uống mỗi ngày một lần 20 mg trong 4 tuần nếu loét tá tràng, trong 8 tuần nếu loét dạ dày. Trường hợp bệnh nặng hoặc tái phát có thể tăng liều tới 40 mg một ngày (uống hoặc tiêm  tĩnh mạch).

- Hội chứng Zollinger- Ellison: liều khởi đầu 60 mg/ ngày. Sau đó điều chỉnh liều trong khoảng 20- 120 mg/ ngày tuỳ đáp ứng lâm sàng.


Esomeprazol
Là đồng phân  của omeprazol.
Mỗi ngày uống 20- 40 mg trong 4- 8 tuần

Pantoprazol
Uống mỗi ngày một lần 40 mg vào buổi sáng trong 2 - 4 tuần nếu loét tá tràng hoặc 4- 8 tuần nếu loét dạ dày. Trường hợp bệnh nặng có thể tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch mỗi ngày một lần 40 mg đến khi người bệnh có thể uống lại được.

Lansoprazol
Loét dạ dày: mỗi ngày uống 30 mg vào buổi sáng trong 8 tuần.
Loét tá tràng: mỗi ngày uống 30 mg vào buổi sáng trong 4 tuần.
Liều duy trì: 15 mg/ ngày.

Rabeprazol

Mỗi ngày uống 20 mg vào buổi sáng trong 4 - 8 tuần nếu loét tá tràng hoặc 6- 12 tuần nếu loét dạ dày.
Lưu ý: các thuốc ức chế bơm proton bị phá huỷ trong môi trường acid nên phải dùng dưới dạng viên bao tan trong ruột. Khi uống phải nuốt nguyên cả viên với nước (không nhai, nghiền) và uống cách xa bữa ăn (trước khi ăn sáng, trước khi đi ngủ tối).

Các thuốc khác

Các muối bismuth:
Được dùng dưới dạng keo subcitrat (trikalium dicitrato), subsalicylat
Các muối bismuth có tác dụng:
- Bảo vệ tế bào niêm mạc dạ dày do làm tăng tiết dịch nhày và bicarbon at, ức chế hoạt tính của pepsin.
- Bao phủ chọn lọc lên đáy ổ loét, tạo chelat với protein, làm thành hàng rào bảo vệ ổ loét chống lại sự tấn công của acid và pepsin.
- Diệt Helicobacter pylori.
Khi dùng riêng, các muối bismuth chỉ diệt được H.pylori ở khoảng 20% người bệnh, nhưng khi phối hợp với kháng sinh và thuốc ức chế bơm proton, có thể tới 95% người bệnh tiệt trừ được H.pylori. Vì thế bismuth được coi là thành phần quan trọng trong công thức phối hợp thuốc.

Bismuth dạng keo ít hấp thu qua đường uống (chỉ khoảng 1%) nên ít gây độc với liều thông thường. Nếu dùng liều cao hoặc dùng kéo dài có thể gây bệnh não.

Chống chỉ định: quá mẫn với thuốc, suy thận nặng, phụ nữ có thai.

Tác dụng không mong muốn: buồn nôn, nôn, đen miệng, đen lưỡi, đen phân (thận tr ọng ở người có tiền sử chảy máu đường tiêu hóa, vì dễ nhầm với đại tiện phân đen).

Không dùng để điều trị duy trì, nhưng có thể điều trị nhắc lại sau 1 tháng. 
* Chế phẩm phối hợp ranitidin và muối bismuth: ranitidin  bismuth citrat

Ở dạ dày ranitidin  bismuth citrat được phân ly t hành ranitidin và bismuth, do đó có cả hai tác dụng của hợp chất bismuth và của ranitidin.

Sucralfat

Sucralfat là phức hợp của nhôm hydroxyd và sulfat sucrose. Giống như bismuth, sucralfat ít hấp thu, chủ yếu có tác dụng tại chỗ.
Thuốc gắn với protein xuất tiết tại ổ loét, bao phủ vết loét, bảo vệ ổ loét khỏi bị tấn công bởi acid dịch vị, pepsin và acid mật. Ngoài ra , sucralfat còn kích thích sản xuất prostaglandin (E2, I1,) tại chỗ, nâng pH dịch vị, hấp phụ các muối mật.
Thận trọng khi dùng ở người suy thận (tránh dùng khi suy thận nặng) do nguy cơ tăng nồng độ nhôm  trong máu, phụ nữ có thai và cho con bú.

Ít gây tác dụng không mong muốn, chủ yếu là các rối loạn tiêu hóa.

Misoprostol: Là prostaglandin E1 tổng hợp, có tác dụng kích thích cơ chế bảo vệ ở niêm mạc dạ dày và giảm bài tiết acid, làm tăng liền vết loét dạ dày - tá tràng hoặc dự phòng loét dạ dày do dùng thuốc chống viêm không steroid. Do hấp thu được vào máu nên gây nhiều tác dụng không mong muốn: buồn nôn, đầy bụng, khó tiêu, đau quặn bụng, tiêu chảy, chảy máu âm đạo bất thường, gây sẩy thai, phát ban, chóng mặt, hạ huyết áp.
Chống chỉ định dùng misoprostol ở phụ nữ có thai (hoặc dự định có thai) và cho con bú.
Thận trọng: bệnh mạch não, bệnh tim mạch vì nguy cơ hạ huyết áp. 

Kháng sinh diệt Helicobacter pylori

Nếu đã xác định được sự có mặt của H- pylori trong loét dạ dày - tá tràng (bằng test phát hiện), phải dùng các phác đồ diệt H.pylori để vết loét liền nhanh và tránh tái phát.
Phác đồ phổ biến nhất, đạt hiệu quả cao, đơn giản, sẵn có và chi phí hợp lý là phác đồ dùng 3 thuốc trong 1 tuần (one- week triple- therapy) gồm một thuốc ức chế bơm proton và 2 kháng sinh: amoxicilin với clarithromycin hoặc metronidazol. Phác đồ này diệt trừ được H.pylori trong hơn 90% trường hợp.
Nếu ổ loét tái phát nhiều lần, ổ loét to, có nhiều ổ loét hoặc các trường hợp loét không đáp ứng với phác đồ 3 thuốc, dùng “phác đồ 4 thuốc trong 2 tuần” gồm   thuốc ức chế bơm proton, muối bismuth và 2 kháng sinh.
Cũng có thể phối hợp tinidazol hoặc tetracyclin với các kháng sinh khác và thuốc ức chế bài tiết acid để diệt trừ H. pylori.

 Nguồn: Tổng Hợp

tag: thuốc điều trị viêm dạ dày

Tuesday, May 20, 2014

Cạc dạng viêm dạ dày đặc biệt

Viêm dạ dày có thể gặp phải rất nhiều dạng khác nhau, tùy vào từng triệu chứng của bệnh mà các bác sĩ chuyên khoa chia thành các dạng như sau.

>> Triệu chứng viêm dạ dày.
>> Nguyên nhân viêm dạ dày

1. Viêm dạ dày ái toan
Có đặc tính là sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào thành dạ dày và ruột non, thường phối hợp với tăng bạch cầu ái toan trong máu. Nguyên nhân của loại viêm dạ dày này vẫn còn chưa biết, tuy nhiên, người ta đang nghĩ nhiều đến căn nguyên dị ứng. Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vùng bị thâm nhiễm. Nếu thâm nhiễm niêm mạc thường gây ra thoát protein gọi là bệnh viêm dạ dày ruột xuất tiết. Nó cũng có thể gây ra hội chứng kém hấp thu và xuất huyết. Nếu thâm nhiễm lớp cơ sẽ gây ra đau và nôn mửa. Nếu tổn thương lan đến thanh mạc sẽ gây ra cổ trướng, nhiều lúc số lượng rất nhiều và có nhiều bạch cầu ái toan trong dịch cổ trướng. Điều trị viêm dạ dày hiện nay chủ yếu dùng corticoid.

2. Viêm dạ dày dạng thủy đậu
Đây là một thể đặc biệt của viêm dạ dày trong đó niêm mạc rải rác có các nốt như hình lỗ rốn, có hình bầu giác (Ventouse de poulpe), thường có loét ở đỉnh của các nốt này. Các nốt này có thể thấy được bằng phim baryt hoặc bằng nội soi. Trong bệnh này có sự gia tăng đáng kể của IgE nên gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch và điều trị đáp ứng tốt với cromoglycat liều 80-160mg/ngày.

Viêm dạ dày u hạt
Bệnh u hạt dạ dày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số là do nhiễm ký sinh trùng, lao và giang mai. Một số khác là tổn thương khu trú của Crohn, bệnh Sarcoid hoặc bệnh u hạt mạn. Sau cùng là do chính nguyên nhân dạ dày nhưng chưa xếp loại được. Lao dạ dày, lao dạ dày. Lao dạ dày là rất hiếm. Lây nhiễm qua đường máu hoặc đường bạch huyết hoặc do lan tỏa củ lao hạch. Tổn thương thường gặp nhất là loét không đáp ứng với điều trị và rất dễ nhầm với ung thư. Điều trị kháng lao với 3 hoặc 4 thuốc thường đáp ứng tốt. Trong trường hợp chít hẹp cần phẫu thuật tạo hình.

Bệnh Crohn
Thể khu trú ở dạ dày gặp trong 1-5% trường hợp. Tổn thương thường nằm ở vùng hang - môn vị và lan đến tá tràng. Niêm mạc bị thương tổn tương tự như ở ruột non bao gồm loét dạng áp tơ, có nốt, loét không đều và lòng thường bị hẹp lại. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, các triệu chứng thường gặp là đau, nôn mửa, chán ăn và đôi khi ảnh hưởng nặng nề đến toàn trạng. Điều trị chủ yếu là dựa vào salazosulfapyridin và corticoid. Ngoài ra cần phối hợp với kháng tiết và băng niêm mạc, trung hòa toan. Trong trường hợp rò hoặc chít hẹp thì cần phải phẫu thuật.

Viêm dạ dày thể giả u lympho
Là một loại phì đại dạng lympho ở niêm mạc và hạ niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể lan ra toàn bộ thành dạ dày. Nguyên nhân bất thường vẫn chưa biết, có thể đây là một kiểu phản ứng bất thường trong loét dạ dày. Nội soi và phim dạ dày cho hình ảnh loét được bao bọc chung quanh bởi các nếp niêm mạc phì đại tựa lên trên một cái đế dày như trong u. Chẩn đoán xác định cần dựa trên sinh thiết với tế bào mang đặc trưng đa dòng thâm nhiễm lympho bào khác với thể giả u lympho trong bệnh u lympho (lymphoma).

Bệnh Ménétrier còn gọi là bệnh viêm dạ dày niêm mạc khổng lồ
Đây là một bệnh viêm dạ dày ở người lớn hiếm gặp, có đặc tính là phì đại lớp biểu mô dạ dày phối hợp với mất protein vào dạ dày còn gọi là viêm dạ dày ruột xuất tiết. Cần phân biệt với phì đại niêm mạc do Hội chứng Zollinger – Ellison hoặc một số viêm dạ dày nông hoặc teo gây ra sự phì đại các nếp niêm mạc do phù nề và thâm nhiễm tế bào viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn là phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp là đau sau khi ăn, nôn ra chất nhầy, gầy sút và phù do giảm protein máu.

Trong bệnh Ménétrier có thể có lui bệnh một cách tự nhiên khoảng 10% nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư. Hiện nay vẫn chưa có điều trị đặc hiệu.

Friday, May 16, 2014

4 biến chứng nguy hiểm khi bị viêm loét dạ dày

Các biến chứng của viêm loét dạ dày có thể xảy ra theo thời gian, đặc biệt là nếu viêm dạ dày trở thành mãn tính sẽ gây khó khăn cho việc điều trị. Các biến chứng có thể bao gồm viêm loét dạ dày, loét chảy máu dạ dày, thiếu máu, ung thư dạ dày. Ngoài ra còn kèm theo triệu chứng mất nước, các vấn đề về thận, thậm chí tử vong.

1. Dự đoán tiến triển của viêm dạ dày

Hầu hết mọi người bị viêm dạ dày có rất ít khả năng hồi phục hoàn toàn trong ngắn hạn. tuy nhiên những người bệnh được xác định nguyên nhân  và điều trị thích hợp sớm sẽ có nhiều cơ hội hồi phục hoàn toàn. Trong trường hợp dự đoán tiến triển viêm dạ dày mãn tính có thể phát triển các biến chứng nghiêm trọng như viêm loét chảy máu, ung thư dạ dày.

biến chứng viêm loét dạ dày

4 biến chứng nguy hiểm nhất!!!
a) Hẹp môn vị: Biểu hiện lúc đầu cảm thấy đầy bụng, nặng bụng, ở chua kèm đau bụng và nôn ói rất dữ dội, đặc biệt bệnh nhân ói ra thức ăn của ngày hôm trước, có mùi hôi thối.
b) Thủng dạ dày: Bệnh nhân cảm thấy đột ngột có cơn đau dữ dội như dao đâm, bụng gồng cứng như gỗ, phải được phẫu thuật kịp thời nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
c) Xuất huyết tiêu hóa: Là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện ói ra máu và đi cầu phân máu có thể máu đỏ, hoặc phân có màu đen hôi thối.
d) Ung thư dạ dày: Ung thư dạ dày là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa và cũng là một trong những biến chứng của các bệnh lý lành tính ở dạ dày mà không được điều trị triệt để.

2. Điều trị viêm dạ dày

Điều trị các nguyên nhân cơ bản của viêm dạ dày là cách hiệu quả nhất để giảm thiểu hoặc giải quyết viêm dạ dày. Ví dụ, nếu nguyên nhân gây ra viêm dạ dày là Helicobacter pylori, điều trị bằng kháng sinh thích hợp (thường là sự kết hợp của amoxicillin và clarithromycin[Biaxin, Biaxin XL] cộng với bismuth subsalicylate[Pepto - Bismol]) thường có hiệu quả.
Nếu NSAIDs là nguyên nhân, cần dừng sử dụng nonsteroid. Kết hợp các loại thuốc kháng axit (Maalox, Rolaids, và Alka-Seltzer), histamin (H2) chẹn (famotidine [Pepcid AC], ranitidine [Zantac 75]) và PPI hoặc ức chế bơm proton ( omeprazole [Prilosec], pantoprazole[Protonix], esomeprazole [Nexium]).

3. Làm thế nào để ngăn chặn viêm dạ dày

 Nếu nguyên nhân của viêm dạ dày được ngăn ngừa, thì viêm dạ dày được ngăn chặn. Lạm dụng rượu hoặc NSAIDs là nguyên nhân, cách ngăn chặn tốt nhất là dừng đưa những chất này vào cơ thể. Nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, phòng ngừa sẽ khó khăn hơn. Nhưng vệ sinh cơ thể, rửa tay, ăn uống hợp vệ sinh là biện pháp tốt để giảm nguy cơ viêm dạ dày từ các tác nhân gây bệnh.

tag: biến chứng viêm loét dạ dày, biến chứng bệnh dạ dày, biến chứng của bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, bệnh dạ dày

Nguồn: http://bachhoptrangkhang.vn/cac-bien-chung-viem-loet-da-day

Thursday, May 15, 2014

Cách điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây lên

Viêm dạ dày là bệnh phổ biến, hầu hết các trường hợp đến khám đều cho kết quả là dương tính vi khuẩn Helicobacter pylori. Từ trước tới nay nhiều bệnh nhân bị bệnh viêm dạ dày, ung thư dạ dày sau khi đi khám và làm xét nghiệm thường thấy bác sĩ kết luận là có vi khuẩn Hp.

Tìm hiểu về vi khuẩn HP:

Vi khuẩn HP là một loại xoắn khuẩn Gram âm, có từ 3-5 chiên mao. Nhờ cấu tạo này mà vi khuẩn có thể chui sâu và sống được trong lớp nhầy bao phủ trên niêm mạc dạ dày. Khi nghiên cứu kỹ hơn về các đặc tính di truyền của vi khuẩn, người ta nhận thấy nó không hoàn toàn giống như Campylobacter. Do vậy, vi khuẩn đã được chính thức đổi tên thành Helicobacter pylori (Helix: xoắn, bacter: khuẩn, pylori: sống ở hang môn vị). Hp còn có khả năng tiết ra men urease làm thủy phân urê thành CO2 và amôniắc (NH3) tạo nên một lớp có tính kiềm bao bọc xung quanh vi khuẩn. Khi gặp môi trường không thuận lợi, vi khuẩn có thể biến đổi thành dạng hình cầu, tạm ngưng hoạt động và ngưng tiết men urease. Đến khi gặp điều kiện thích hợp, nó sẽ hoạt động trở lại. Đây là những đặc tính thích nghi khá độc đáo giúp vi khuẩn tồn tại được trong môi trường acid dạ dày.
Cách điều trị viêm dạ dày do vi khuẩn HP gây lên

Nhiễm Hp là một trong những nhiễm khuẩn mạn tính thường gặp nhất ở người. Tần suất nhiễm Hp thay đổi tùy theo tuổi, tình trạng kinh tế-xã hội và chủng tộc. Người ta ước tính có hơn nửa dân số trên thế giới đã bị nhiễm Hp, chủ yếu ở các nước đang phát triển với tần suất nhiễm rất cao từ 50-90% ở lứa tuổi > 20 và hầu hết trẻ em bị nhiễm ở độ tuổi từ 2- 8 (5,6,8). Việt Nam cũng thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm Hp cao, vào khoảng > 70% ở người lớn. Trong khi đó, ở các nước phát triển, tuổi bị nhiễm thường > 50 tuổi, chiếm hơn 50% dân số. Tần suất này tăng thêm 10% mỗi năm. Đường lây nhiễm chủ yếu là đường ăn uống (phân-miệng) hoặc lây trực tiếp (miệng-miệng) qua nước bọt. Ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém, nước và thức ăn bị nhiễm là nguồn lây lan quan trọng ban đầu.

Thông thường dạ dày tiết ra acid để tiêu hóa thức ăn nhưng đồng thời nó cũng có một lớp nhày để bảo vệ lớp niêm mạc. Nhưng vì một lý do nào đó acid dịch vị tăng lên nhiều (thường ảnh hưởng bởi yếu tố thần kinh) hoặc lớp nhày này bị tiết ra ít đi (không đủ bảo vệ niêm mạc) thì “ngoại bang” rất dễ tấn công. Lúc HP “đổ quân” vào dạ dày, nếu hàng rào chống đỡ thành dạ dày yếu đi thì nó sẽ chui vào dưới lớp nhày, “đánh chiếm” và xâm nhập dễ dàng vào lớp niêm mạc dạ dày. Sau đó phá hủy bằng việc tiết ra các men và độc tố tế bào, làm tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, gây viêm loét.

Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy niêm mạc dạ dày, sát cạnh các tế bào biểu mô, không xâm nhập các mô. HP sống được trong môi trường axit ở dạ dày vì nó đòi hỏi ôxy ở mức độ rất thấp và sản xuất ra nhiều urease, urease sẽ chuyển ure thành amoniac làm cho môi trường sinh sống của HP trở thành kiềm. Ngoài ra HP còn sản xuất ra catalase, protease, ngoại độc tố, các chất này gây bệnh cho niêm mạc dạ dày, làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng. Ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày thời gian dài nhiều năm có thể gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP còn tồn tại trong bựa răng, nước bọt. Do đó có thể lây từ người này qua người khác do ăn uống chung.

Điều trị HP như thế nào?

Về điều trị viêm dạ dày do nhiễm HP, các loại thuốc thường được sử dụng gồm: thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc băng niêm mạc dạ dày, thuốc giảm tiết axít dịch vị, kháng sinh để diệt HP do thầy thuốc chỉ định. Người bệnh tuyệt đối không được tự dùng kháng sinh vì hiện nay vi khuẩn HP đã kháng nhiều loại kháng sinh, nhất là đối với người thường xuyên tự ý sử dụng kháng sinh. Sau mỗi đợt điều trị cần tái khám và làm các xét nghiệm kiểm tra đã diệt được vi khuẩn HP chưa theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Truy cập website: http://bachhoptrangkhang.vn để biết thêm thông tin chi tiết cũng như cách chữa trị bệnh dạ dày sao cho hiệu quả nhất.

Tuesday, May 13, 2014

Viêm dạ dày có những triệu chứng gì

Các triệu chứng viêm dạ dày dễ nhận biết biểu hiện là đau bụng, hay ợ chua, ợ chua, kèm theo các dấu hiệu buồn nôn có khi tiêu chảy. Đặc biệt một số trường hợp viêm dạ dày lại không có biểu hiện ra bên ngoài , chỉ đến khi đi khám, chẩn đoán người ta mới phát hiện ra bệnh.

Làm thế nào để chẩn đoán viêm dạ dày?

Chẩn đoán viêm dạ dày phụ thuộc vào các triệu chứng và lịch sử bệnh án trước điều trị viêm dạ dày, uống rượu, sử dụng NSAIDs. Các bác sỹ sẽ xét nghiêm và/hoặc lấy sinh thiết.
Nguyên nhân lây nhiễm chủ yếu của viêm dạ dày là Helicobacter pylori (H. pylori). Vi khuẩn này có thể được phát hiện bằng hơi thở, máu, phân, miễn dịch và kiểm tra sinh thiết. tác nhân gây bệnh khác có thể được xác định bằng xét nghiệm. Sinh thiết niêm mạc dạ dày được thực hiện trong quá trình nội soi, thường được sử dụng để xác định nguyên nhân viêm dạ dày mãn tính. X-quang khoang bụng có thể phát hiện niêm mạc và nếp gấp viêm mạc có dấu hiệu viêm dạ dày.

Viêm dạ dày có những triệu chứng gì


Bác sĩ sẽ xác định các xét nghiệm nào nên thực hiên, bao gồm các bài kiểm tra phụ trợ có thể giúp xác định các nguyên nhân khác của viêm dạ dày.

Làm thế nào để chữa trị viêm dạ dày ?

Y học dân tộc có rất nhiều bài thuốc quý trong đó có trà dây một loại thảo dược cực kỳ tốt cho sức khỏe, thanh nhiệt, giải độc, tính "hàn" trong chè dây có tác dụng làm se và phục hồi vết loét. Chè dây là vị thuốc chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng rất hiệu quả, không có tác dụng mà không mấy tốn kém. Loại chè này vốn là một loại dây leo có vị ngọt, đắng, tính mát. Đồng bào dân tộc miền núi sử dụng chè dây như một vị thuốc dân gian chữa các bệnh liên quan tới dạ dày như ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị… Ngoài ra, chè dây còn có tác dụng an thần, chữa mất ngủ.

Thành phần hóa học cảu chè dây:
 Kết quả phân tích thành phần của chè dây cho thấy, đây là một loại dược liệu giàu chất flavonoid và tannin, chứa hai loại đường glucase và rhamnese. Chất flavonoid trong chè dây có tác dụng chống viêm, làm giảm viêm niêm mạc dạ dày. Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng…
 Chỉ sau 8-9 ngày uống chè dây, hơn 90% bệnh nhân đau dạ dày hết đau, thèm ăn, có cảm giác ngon miệng và người dễ chịu, ngủ ngon hơn.
 Để hiệu quả hơn trong chữa trị bệnh dạ dày người ta đã thêm một số thành phần khác kết hợp với chè dây như bạch linh, hoáng bá, bồ công anh,... giúp phát huy tối đa công dụng mạnh trong chữa bệnh dạ dày. Ngày nay thì các thành phần này đã được kết hợp và bào chế đóng hộp dưới dạng viên nén giúp bệnh nhân dễ dùng hơn. Sản phẩm đó là Bách Hợp Tràng Khang.

Saturday, April 19, 2014

Tìm hiểu về viêm dạ dày

 Viêm dạ dày là sự tổn thương lớp niêm mạc bên trong dạ dày. Viêm dạ dày có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nhận biết sớm viêm dạ dày để điều trị dứt điểm nếu không bện biến chứng viêm dạ dày mãn tính sẽ khó chữa và tốn kém hơn.

Nguyên nhân viêm dạ dày

Viêm dạ dày có thể gây ra bởi kích thích do uống rượu bia quá nhiều, nôn mãn tính, stress, hoặc sử dụng các thuốc kháng sinh chống viêm như aspirin, hoặc các nguyên nhân sau:
Nhiễm khuẩn H. Pylori: là vi khuẩn sống trong dịch nhầy của dạ dày. Nếu không được điều trị có thể gây ra loét dạ dày và một số trường hợp là ung thư dạ dày.
Thiếu máu ác tính: Xảy ra khi dạ dày thiếu chất cần thiết để hấp thụ vitamin B12
Trào ngược dạ dày: trào ngược dịch từ ống mật (nối giữa gan và túi mật) vào dạ dày
Nhiễm khuẩn và virus
Viêm dạ dày nếu không được điều trị kịp thời có thể biến chứng sang các bệnh khác như thiếu máu và đặc biệt là ung thư dạ dày.
Viêm dạ dày nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm
Viêm dạ dày nếu không điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm

Triệu chứng viêm dạ dày

Triệu chứng viêm dạ dày có thể khác nhau ở mỗi người, tuy nhiên các triệu chứng thường gặp là
Buồn nôn hoặc khó chịu trong dạ dày
Đầy hơi
Đau bụng
Nôn
Khó tiêu
Cảm giác rát hoặc đau âm ỉ trong dạ dày giữa các bữa ăn hoặc về đêm
Nấc
Ăn không ngon miệng
Nôn ra máu hoặc màu café
Phân đen

Chẩn đoán viêm dạ dày

Chẩn đoán dạ dày có thể được thực hiện bằng các phương pháp
Nội soi dạ dày: sử dụng ống nhỏ có gắn camera đưa qua miệng tới dạ dày để soi vào niêm mạc dạ dày. Bác sĩ sẽ kiểm tra viêm và có thể thực hiện sinh thiết là lấy một mẫu mô nhỏ để kiểm tra trong phòng thí nghiệm.
Xét nghiệm máu: để kiểm tra lượng hồng cầu hoặc sự có mặt của vi khuẩn H. Pylori
Xét nghiệm phân: nếu mẫu phân có chứa máu thì cũng có thể là một dạng viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày

Dùng thuốc giảm axit hoặc các thuốc khác để giảm axit trong dạ dày
Tránh dùng đồ cay nóng
Đối với viêm dạ dày do nhiễm H. Pylori sẽ kết hợp giữa thuốc chống khuẩn và thuốc chống axit
Nếu viêm dạ dày do thiếu máu ác tính, có thể bổ sung vitamin B12
Hạn chế các chất kích thích dạ dày như lactose trong sữa hoặc gluten trong bột mì

Nguồn: http://thuocdaday.vn/tong-quan-benh-viem-da-day

Viêm dạ dày cấp tính là gì

Viêm dạ dày cấp tính là một khái niệm rộng bao gồm viêm trên niêm mạc dạ dày. Các nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính có thể có cùng biểu hiện lâm sàng, tuy nhiên chúng khác nhau về đặc điểm mô học. Viêm có thể trên toàn bộ dạ dày hoặc một vùng dạ dày (viêm hang vị dạ dày). Viêm dạ dày cấp tính có thể chia thành 2 nhóm: ăn mòn (ăn mòn nông, ăn mòn sâu, hoặc ăn mòn xuất huyết) và không ăn mòn (thường do vi khuẩn H. Pylori gây ra). Chẩn đoán viêm dạ dày cấp tính có thể được thực hiện bằng cách điều tra lối sống của bệnh nhân và xét nghiệm sinh thiết thông qua nội soi.
Viêm dạ dày cấp tính chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 1% dân số. Tỷ lệ này đặc biệt cao với lứa tuổi trên 60.
viêm dạ dày cấp tính
Niêm mạc bị sưng và đỏ thể hiện viêm dạ dày cấp tính

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp tính
  • Viêm dạ dày cấp tính có một số nguyên nhân, bao gồm một số loại thuốc, rượu bia, thiếu máu ác tính, vi khuẩn, virus, bệnh nấm, stress đột ngột, phóng xạ, dị ứng và ngộ độc thực phẩm, chấn thương. Cơ chế chính của tổn thương là sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công và phòng thủ duy trì sự ổn định của niêm mạc dạ dày. 
  • Viêm dạ dày cấp tính ăn mòn có thể do nhiễm các tác nhân hoặc yếu tố gây bệnh, còn gọi là viêm dạ dày phản ứng. Các tác nhân này bao gồm thuốc chống viêm non-steroid (NSAID), rượu bia, ma túy, stress, phóng xạ, trào ngược dạ dày, và thiếu máu ác tính. NSAID là tác nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày cấp tính. 
  • Do trọng lực, tác nhân kích thích thường nằm ở phía đường cong lớn của dạ dày do quá trình sử dụng các NSAID thường năm ở vùng đó trong dạ dày. Các NSAID này làm suy giảm chất chịu axit của dạ dày.
  • Nhiễm khuẩn cũng là một nguyên nhân của viêm dạ dày cấp tính, vi khuẩn hình xoắn H. Pylori là tác nhân chủ yếu gây ra viêm dạ dày tuy nhiên phần lớn là viêm đại tràng mãn tính. Viêm dạ dày do H. Pylori thường bắt đầu là viêm dạ dày cấp tính ở hang vị dạ dày, theo thời gian phát triển trên toàn bộ niêm mạc dạ dày và trở thành viêm dạ dày mãn tính.

  • Viêm dạ dày cấp tính do H. Pylori thường không có triệu chứng, vi khuẩn nằm trên lớp niêm mạc là lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Lớp này bảo vệ dạ dày khỏi axit bằng cách sản sinh ra một lượng lớn enzym phân rã ure thành amoniac kiềm và CO2. Amoniac kiềm trung hòa axit trong dạ dày đồng thời cũng bảo vệ vi khuẩn này khỏi axit. H. Pylori cũng có đuôi giúp nó di chuyển và chất dính giúp bám vào lớp niêm mạc do đó nó có thể tiếp xúc với tế bào mô dạ dày. Vi khuẩn này gây viêm bằng cách kích hoạt một số độc tố và enzym kích hoạt IL-8 thu hút các vi khuẩn đơn và đa bào gây ra viêm dạ dày cấp tính.
nguồn: http://thuocdaday.vn/viem-da-day-cap-tinh

Friday, April 18, 2014

Tổng thể về bệnh viêm dạ dày

Viêm dạ dày (Gastritis) là viêm niêm mạc dạ dày và có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu của viêm dạ dày là uống rượu hoặc dùng thuốc chống viêm nhóm non-steroid dài ngày như aspirin hoặc ibuprofen. Viêm dạ dày cũng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật, tổn thương tâm lý, bỏng, hoặc bệnh nặng. Viêm dạ dày cũng xảy ra với những người phẫu thuật giảm cân do sự tái cấu trúc lại đường tiêu hóa (Gastritis) là viêm niêm mạc dạ dày và có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ yếu của viêm dạ dày là uống rượu hoặc dùng thuốc chống viêm nhóm non-steroid dài ngày như aspirin hoặc ibuprofen. Viêm dạ dày cũng có thể xuất hiện sau khi phẫu thuật, tổn thương tâm lý, bỏng, hoặc bệnh nặng. 

Bách hợp tràng khang hỗ trợ điều trị dứt điểm đau dạ dày

Viêm dạ dày cũng xảy ra với những người phẫu thuật giảm cân do sự tái cấu trúc lại đường tiêu hóa. Các nguyên nhân mãn tính của viêm dạ dày là do nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori, trào ngược dạ dày mãn tính, và stress; rối loạn tự miễn cũng có thể gây ra viêm dạ dày. Triệu chứng thường gặp nhất là khó chịu hoặc đau bụng.  Các triệu chứng khác là khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn, nôn, và thiếu máu ác tính. Một số trường hợp có thể thấy đầy bụng hoặc nóng ở thượng vị. Một số phương pháp xét nghiệm viêm dạ dày là xét nghiệm máu, kiểm tra phân. Các phương pháp điều trị viêm dạ dày bao gồm các thuốc chống axit như antibiotic, thuốc ức chế bơm proton, và tránh các đồ ăn cay nóng. Đối với trường hợp thiếu máu ác tính nên bổ sung vitamin B12.
Viêm dạ dày dưới kính hiển vi

1. Dấu hiệu và triệu chứng của viêm dạ dày

    Rất nhiều người bị viêm dạ dày mà không có triệu chứng nào. Tuy nhiên triệu chứng thường gặp là đau thượng và trung vị. Đau có thể âm ỉ, lan man, rát, đau quặn, đau dữ dội hoặc đau nhói. Vị trí đau thường ở phần bụng trên, nhưng cũng có thể ở bất cứ vị trí nào từ bên trái bụng trên tới lưng. Các dấu hiệu và triệu chứng khác có thể bao gồm:
Buồn nôn
Nôn (dịch nôn có thể trong, xanh hoặc vàng, có máu, hoặc toàn máu, tùy theo mức độ viêm).
Ợ hơi (nhưng không giảm đau).
Ăn nhanh no, không ngon miệng.
Giảm cân bất thường.
Loét dạ dày có thể kết hợp cùng với viêm dạ dày
Phân loại viêm dạ dày: thông thường viêm dạ dày có hai mức:
Cấp tính
Viêm dạ dày ăn mòn là viêm dạ dày ăn mòn niêm mạc gây ra do sự phá hủy các lớp niêm mạc bảo vệ. Sử dụng rượu bia không gây ra viêm dạ dày mãn tính nhưng làm mòn lớp niêm mạc dạ dày. Uống một chút rượu bia sẽ kích thích dạ dày tiết axit nhưng nếu uống nhiều thì không kích thích dạ dày tiết axit. Các thuốc chống viêm non-steroid ức chế enzyme COX-1 có vai trò tổng hợp các acid béo trong dạ dày, do đó tăng cường sự hình thành các vết loét dạ dày. Các thuốc chống viêm non-steroid nếu sử dụng dài ngày có thể gây ra viêm dạ dày.
Mãn tính
Viêm dạ dày mãn tính có liên quan tới một số vấn đề trong mô dạ dày. Hệ miễn dịch của cơ thể trong một số trường hợp lại nhầm tưởng các chất do dạ dày sinh ra là tác nhân bên ngoài, do đó sinh ra các kháng thể chống lại. Các kháng thể này phá hủy lớp niêm mạc dạ dày và góp phần gây ra viêm dạ dày. Viêm dạ dày cũng có thể do một số nguyên nhân về bệnh lý như nhiễm HIV/AIDS, bệnh Crohn, rối loạn mô liên kết, hoặc do rối loạn chức năng gan, thận.

2. Nguyên nhân

  • Vi khuẩn H. Pylori có trong dạ dày của hơn nửa dân số thế giới, và là nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh liên quan tới dạ dày. Vi khuẩn H. Pylori tấn công vào dịch nhày của dạ dày và gây ra viêm dạ dày mãn tính, hoặc gây ra các biến chứng phức tạp của bệnh dạ dày như loét dạ dày, u dạ dày, ..
  • Rượu bia và cafe
  • Rượu bia và café có thể phá hủy niêm mạc dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác, gây ra viêm và loét. Những người có bệnh dạ dày và đường ruột được khuyến cáo không nên dùng café.

3. Chẩn đoán viêm dạ dày

Thông thường việc chẩn đoán bệnh dạ dày thường dựa trên miêu tả triệu chứng của bệnh nhân, tuy nhiên để tăng độ chính xác có thể sử dụng một số phương pháp:
  • Xét nghiệm máu, bao gồm cả xét nghiệm H. Pylori
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Xét nghiệm phân.
  • Chụp X-quang.
  • Nội soi.
  • Sinh thiết dạ dày.

4. Điều trị viêm dạ dày

Điều trị viêm dạ dày - tá tràng phân ra hai nhóm chính: Nhóm bệnh loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H. Pylori Nhóm không do nhiễm H. Pylori. (Thường do dùng các thuốc kháng viêm, thuốc trị đau nhức, do stress, bệnh gan mạn tính,…).
  • Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori: Việc điều trị thông thường là dùng các phác đồ điều trị tiệt trừ H. Pylori gồm thuốc chống loét kết hợp với kháng sinh.
  • Điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng không do nhiễm H. Pylori: Việc điều trị thông thường gồm ngưng các thuốc gây loét,  điều trị với các thuốc chống loét. Trường hợp phải điều trị lâu dài các bệnh mạn tính với các thuốc có thể gây loét thì nên điều trị kết hợp với thuốc chống loét. Các thuốc chống loét dạ dày – tá tràng không do nhiễm H. Pylori gồm 3 nhóm: Thuốc kháng axít, Thuốc chống tiết axít và Thuốc bảo vệ niêm mạc.
Tác dụng không mong muốn:
Các phác đồ điều trị viêm loét dạ dày - tá tràng thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn nôn và nôn. Người bệnh sử dụng kháng sinh nếu bỏ dở điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau. Thuốc kháng axít: chủ yếu là các muối aluminium hoặc magnesium (hydroxide, phosphate) Các thuốc thường chỉ có tác dụng khoảng 1 – 2 giờ nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Các muối alumium thường gây táo bón; ngược lại, các muối magnesium thường gây tiêu chảy. Sử dụng các sản phẩm tân dược hiện nay có thể trở thành sát thủ thầm lặng để đẩy tình trạng bệnh nặng hơn. Thuốc giảm đau có công dụng cắt đứt được cơn đau trong tức thời nhưng chúng cũng là một trong những nguyên nhân khiến dạ dày sinh bệnh.


Giải pháp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày – tá tràng toàn diện với Bách hợp tràng khang:
  • Hiệu quả đồng thời với cả hai nhóm viêm loét dạ dày - tá tràng do nhiễm H.Pylori và không do nhiễm H.Pylori.
  • Hiệu quả nhanh vượt trội với các chế phẩm bào chế từ dược liệu thông thường.
  • Tuyệt đối an toàn và hạn chế tối đa các tác dụng phụ không mong muốn.
  • Có thể sử dụng lâu dài với tác dụng phòng ngừa và hạn chế tái phát.

Nguồn: http://bachhoptrangkhang.vn/viem-da-day-la-gi 

Sunday, April 13, 2014

Liệu pháp chữa viêm loét dạ dày tại nhà

Ngoài việc uống thuốc đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, để chữa viêm loét dạ dày hiệu quả thì người bệnh cũng cần có một chế độ ăn dinh dưỡng và thủ pháp vận động khóa học. Ăn nhiều ngũ cốc thô và thực hành lắc tay là những giải pháp tốt để chữa viêm loét dạ dày do tác dụng tổng hợp của việc tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, kháng viêm và điều hoà thần kinh giao cảm.

Theo Đông y viêm loét dạ dày thuộc phạm vi các chứng vị quản thống. Tuỳ theo mức độ tiến triển của bệnh, phép chữa thường bao gồm các phương dược nhằm sơ Can, lý khí, kiện Tỳ hoặc hoạt huyết, hoá ứ tiêu viêm. Tuy nhiên, phạm vi bài này sẽ chỉ đề cập đến những biện pháp tự nhiên để người bệnh có thể tự vận dụng được.

Liệu pháp chữa viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống:
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chánh trong chế độ dinh dưỡng đối với ngưòi bị rối loạn tiêu hoá, kể cả loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt. Ở đây, những thức ăn nầy có 3 tác dụng quan trọng. Hạt thô có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, nhất là những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hoá các chất, cho việc tiêu hoá thức ăn. Hạt thô có nhiều chất chống oxy hoá quan trọng để bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày. Ăn ngũ cốc thô còn làm giảm tỷ lệ CRP (C-reactive protein), yếu tố biểu thị tình trạng viêm trong các chứng viêm nhiễm mãn tính. Để tránh làm loãng các loại dịch tiêu hoá cũng như các vi chất dinh dưỡng có sẳn trong hạt thô, không nên uống nhiều nước soup, nước canh trong bửa ăn. Bù lại, cách xa bửa ăn có thể uống thêm nước trái cây hoặc ăn thêm canh soup. 

Không nên ăn quá no, tránh ăn nhiều thịt hoặc những thức ăn chiên, xào có nhiều dầu mỡ khó tiêu hoá. Ăn thức ăn nhanh hoặc thực phẩm công nghiệp có lượng chất béo bão hoà cao có thể làm gia tăng ngay các triệu chứng bệnh lý liên quan đến stress như khó tiêu, đầy bụng, căng thẳng, tim đập nhanh. Ngược lại, ăn thực phẩm thô không chỉ giúp kích thích tiêu hóa, kháng viêm, tăng cường sức đề kháng mà còn có thể chống stress, dễ tạo tâm lý cân bằng do hàm lượng những sinh tố nhóm B, sinh tố C, E, chất khoáng Magnesium, Selenium có nhiều trong ngũ cốc thô hoặc rau quả. Ngoài ngũ cốc thô, người bệnh có thể ăn thêm cá và một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt hạnh nhân để được cung cấp thêm chất đạm và nhiều acid béo omega 3 hửu ích cho hoạt động của não và sự ổn định tâm lý.

Ngoài ra, thường dùng chuối xanh dưới hình thức rau trộn trong các bửa ăn cũng là một liệu pháp bổ sung tốt cho trị viêm loét dạ dày. Chuối xanh có những hoạt chất có tác dụng kích thích sự phát triển của những tế bào màng nhầy ở thành trong dạ dày. Lớp tế bào nầy tăng sinh nhanh chóng để chống loét hoặc hàn gắn vết loét đang tồn tại. Đông y có cách dùng chuối xanh trị bệnh dạ dày như sau. Chuối xanh phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp, tán bột, bỏ vào lọ đậy kín. Mỗi ngày dùng 2 lần, mỗi lần khoảng 8g.

Phất thủ liệu pháp:
Phất thủ liệu pháp (PTLP) còn gọi là phương pháp lắc tay, là một phương pháp khí công đơn giản, cũng có thể xem là một hình thức thiền động. Ngoài việc kích hoạt thăng giáng ở các đường kinh để thông kinh hoạt lạc, tăng cường lưu thông khí huyết, các động tác lắc tay liên tục và đều đặn có tác dụng làm gia tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hoá và điều hoà thần kinh giao cảm. Do đó, tập PTLP 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 20 đến 30 phút sẽ đáp ứng rất tốt quá trình chữa rối loạn tiêu hoá hoặc viêm loét dạ dày. Nên tập liền sau các bửa ăn, động tác lắc tay gây trung tiện hoặc ợ hơi nhiều lần sẽ giải quyết nhanh chóng triệu chứng đầy bụng và tạo điều kiện chữa lành các vết loét. 

Vận động:
Theo Đông y, “Tỳ chủ tứ chi và cơ nhục”. Khí hoá của Tỳ Vị chỉ được kích hoạt và hoạt động điều hoà trong điều kiện có sự vận động của tứ chi hoặc cơ bắp. Vận động không chỉ giúp khí huyết lưu thông, nâng cao sức miễn dịch, kích thích tiêu hoá mà còn có thể làm sơ tiết Can khí. Một nét đặc thù có hại của lối sống hiện đại ngày nay là nhiều lo âu nhưng lại ít vận động thể lực. Ở một người bình thường, không quen thực hành những bài tập thiền hoặc thư giãn, chính vận động lại là yếu tố cần thiết để giải toả căng thẳng tâm lý cũng như những uất trệ khí huyết để giữ gìn sức khoẻ. Ở nhiều nơi người ta có cách tạo ra những phòng tập để giúp khách hàng vào đó hả giận, xả stress. Phòng tập được thiết kế nhiều hình nộm với mẫu mả khác nhau. Bạn có thể đến đó và tha hồ đấm đá vào một đối tác tưỡng tượng nào đang làm cho bạn tức giận! Chỉ năm mười phút sau, uất khí sẽ tan biến. Còn có một cách đơn giản và ôn hoà hơn. Tập aerobic hoặc thực hành đi bộ. Đi bộ mỗi ngày khoảng 30 phút, mỗi tuần 5 lần. Nghiên cứu cho thấy đi bộ có thể giúp tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá. Hơn nữa, đi bộ còn làm cho cơ thể tiết ra chất dopamin và serotonin có thể giúp giảm stress và dẫn đến thư giãn cơ bắp, thư giãn thần kinh.

Ngoài ra, nếu có điều kiện, mỗi ngày nên dành ra khoảng 10 đến 15 phút để tập một số động tác Yoga. Các động tác cúi, ngửa ở vùng bụng như các thế rắn hổ mang, thế đầu tựa gối, thế căng giãn lưng có thể giúp thư giãn cơ và thần kinh, điều hoà hoạt động nội tiết và tăng cường hoạt động khí hoá ở vùng trung tiêu để chữa các chứng rối loạn tiêu hoá.

Những phương pháp chữa viêm loét dạ dày trên có thể được coi là hiệu quả nếu bệnh nhân chịu khó kiên trì. Ngoài những thủ pháp trên có thể kết hợp với các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược, khi sử dụng giúp tiêu hóa tốt, một số thảo dượng có dược tính mạnh có thể làm se vết loét như lô hội hay còn gọi là nha đam hay chè dây.

Xem thêm: Người đau dạ dày nên ăn gì