Friday, April 11, 2014

Điều trị viêm dạ dạ dày do HP gây ra

Một trong những dấu hiệu nhận biết dễ nhất của viêm dạ dày do HP gây nên cần chú ý và dễ phát hiện nhất là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Việc nhiễm HP lâu dài có thể làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của thành dạ dày đối với acid. Trong các trường hợp bị viêm loét dạ dày, các bác sĩ thường chỉ định dùng các loại thuốc kháng axit để giảm tác dụng của axit trong dạ dày có thể gây hại lên thành của dạ dày. Có hai loại thuốc phổ biến được dùng. Loại đầu là loại thuốc chống axit H2 với các thuốc quen thuộc như Zantac, Pepcid, Tagamet. Loại thứ hai mạnh hơn bao gồm các thuốc như omeprazole hay tên thuốc hiệu là Prilosec, thuốc lansoprazole hay có tên hiệu là Prevacid, thuốc esomeprazole hay tên hiệu là Nexium.

Điều trị viêm dạ dạ dày do HP gây ra.


Tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng loại bỏ hẳn HP khỏi môi trường dạ dày. Vì vậy khi ngừng thuốc, bệnh vẫn quay trở lại. Để điều trị dứt hẳn HP, các bác sĩ thường phải kê thêm đơn thuốc kháng sinh. Các thuốc kháng sinh phổ biến dùng cho viêm loét dạ dày do HP bao gồm amoxicillin (hay còn gọi là Amoxil), clarithromycin (hay còn gọi là Bianxin), thuốc metronidazole (hay còn gọi là Flagyl), và thuốc tetracycline. Nói về liệu pháp điều trị loại bỏ HP khỏi dạ dày, bác sĩ Paul Choi cho biết:

Thường để điều trị HP thì cần mất 2 tuần trị liệu. Điều trị bao gồm thuốc kháng acid, và 2 loại kháng sinh khác nhau trong 2 tuần. Hiệu quả của việc điều trị cho thấy 85 đến 90% các ca không còn HP. Không chỉ bạn giảm được nguy cơ bị các bệnh dạ dày mà các số liệu chứng minh cho thấy việc không còn HP cũng giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày.

Tuy nhiên việc điều trị viêm dạ dày do HP gây nên cũng gặp những khó khăn nhất định vì khả năng kháng thuốc của loại vi khuẩn này. Chính khả năng kháng thuốc này đã làm hiệu quả điều trị bệnh giảm. Các nghiên cứu cho thấy việc kháng thuốc này thường xảy ra với các bệnh nhân đã từng được điều trị với kháng sinh clarithromycin, erythromycin hay metronidazol trước kia. Chính vì vậy mà có những trường hợp bác sĩ phải kê đơn nhiều loại kháng sinh một lúc kết hợp với thuốc chống acid trong quá trình điều trị.

Có những bác sĩ sau khi điều trị xóa bỏ HP cho bệnh nhân, muốn xác định chắc chắn kết quả tốt, sẽ yêu cầu bệnh nhân thử hơi thở hoặc thử phân để xác định. Việc nội soi dạ dày để xét nghiệm trong trường hợp này là không cần thiết, còn thử máu thì không chính xác vì thường phải mất nhiều tháng trước khi có kết quả chính xác. Những bệnh nhân không hết HP, thường phải được điều trị với một kết hợp thuốc khác lúc đầu.

Hiện vẫn còn tồn tại những tranh cãi xung quanh việc có nên điều trị dứt hẳn HP cho cả những người nhiễm HP nhưng không có dấu hiệu viêm loét dạ dày. Hiện các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn thống nhất việc điều trị hết hoàn toàn HP có thể cải thiện chứng khó tiêu không kèm viêm loét, vốn là một triệu chứng khá phổ biến hiện nay. Một số nghiên cứu gần đây còn cho thấy chỉ có khoảng 20% số bệnh nhân có được những cải thiện rõ rệt với chứng khó tiêu không kèm viêm loét sau khi được điều trị HP. Ngoài ra có nhiều trường hợp người bệnh nhiễm HP suốt đời nhưng không phát triển thành bệnh.

nguồn: Tổng Hợp

0 nhận xét :

Post a Comment