Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh ngày càng phổ biến, bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và ở mọi lứa tuổi. Nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến biến chứng, ung thư dạ dày, xuất huyết , thậm chí thủng dạ dày. Ở Việt Nam, áp lực trong cuộc sống và chế độ ăn uống chưa hợp lý khiến tỉ lệ mắc bệnh ngày càng tăng.
Trong các bộ phận bên trong cơ thể người, dạ dày có vai trò quan trọng rất lớn trong vấn đề về dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thu thức ăn ở ruột non.
Thống kể cả nước có 10% dân sô mắc bệnh dạ dày, 95% ca được chẩn đoán là do vi khuẩn HP. |
Triệu chứng
Biến chứng nguy hiểm
Công tác phòng ngừa và lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Để phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày, chúng ta cần phải có chế độ ăn uống hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng. Không ăn nhiều chất kích thích quá chua, quá cay, quá nóng. Không uống rượu, không hút thuốc lá. Không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm giảm đau, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ. Nên giữ tinh thần lạc quan tránh căng thẳng thần kinh, không ăn khi quá mệt mỏi và căng thẳng. Khi thấy các triệu chứng: đau bụng kéo dài, chán ăn, người mệt mỏi, xanh xao, sụt cân, thiếu máu, tiêu phân đen, ói máu... bệnh nhân cần đến bệnh viện để được các bác sĩ khám và điều trị.
Xem thêm: Lưu ý trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Viêm loét dạ dày - tá tràng là đang là 1 bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam. Đặc biệt ở các nước đang phát triển, tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10%, hàng năm tăng khoảng 0,2%. Ở Việt Nam, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt có nguy cơ bị đau dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng là kết quả của sự mất cân bằng giữa 1 bên là yếu tố phá hủy niêm mạc dạ dày tá tràng và 1 bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng.
- Nhóm bảo vệ là lớp dịch nhầy bao phủ bề mặt niêm mạc dạ dày và ion bicarbonate giúp trung hòa một phần acid dịch vị.
- Nhóm yếu tố tấn công gồm acid dịch vị (HCl), pepsine và đặc biệt là H.pylori – loại vi khuẩn được tìm thấy trên phần lớn bệnh nhân viêm loét dạ dày và được coi là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh.
Nguyên nhân chính của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: bảo vệ và tấn công ở dạ dày. Sự mất cân bằng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân thường gặp như nghiện rượu, ăn uống không điều độ, thức ăn nhiều đồ cay nóng, làm việc trí óc căng thẳng, stress…
Nguyên nhân do rối loạn thần kinh thực vật sẽ gây tăng yếu tố phá hủy niêm mạc và giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc. Điều này giải thích vì sao bệnh dạ dày thường tăng nặng khi căng thẳng thần kinh. Nhiều người đã điều trị bệnh dạ dày tá tràng với nhiều loại thuốc đắt tiền mà không khỏi cũng bởi chưa chú ý tới nguyên nhân này.
Xem thêm: Nguyên nhân viêm loét dạ dày
Những triệu chứng bệnh viêm dạ dày thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn, sau bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng từ 2 đến 8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát. Một số bệnh nhân xuất hiện ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.
Biến chứng bệnh viêm loét dạ dày: điều trị không đến nơi đến chốn có thể dẫn đến ung thư dạ dày. Đây là một dạng ung thư rất thường gặp, chiếm vị trí hàng đầu trong các ung thư đường tiêu hóa. Để điều trị viêm loét dạ dày kịp thời và triệt để, việc dùng thuốc điều trị phải kết hợp cả việc ăn uống khoa học và vượt qua các triệu chứng stress. Người bệnh cần lưu ý 2 điều trong việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng sau đây
- Cắt cơn đau dạ dày không quá khó nhưng nếu thầy thuốc chỉ tập trung trị vào triệu chứng mà quên bảo vệ niêm mạc dạ dày thì bệnh sẽ tái phát .
- Bệnh nếu có thuyên giảm cũng không lành hẳn nếu thầy thuốc không lưu tâm đến yếu tố bội nhiễm khiến niêm mạc dạ dày viêm nhiễm trở lại. Chính các yếu tố nhỏ này mà viêm loét dạ dày tá tràng đã từ lâu có mặt trong danh sách bệnh thời đại. Vì vậy, đau dạ dày tuy không phải nan y nhưng không khó để chữa khỏi.
0 nhận xét :
Post a Comment